Dán nhãn dữ liệu – việc làm mới cho người khiến thị và góp phần trong phòng chống Covid-19

(ĐHVO) Trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 bùng phát trên phạm vi toàn cầu, lan rộng tới trên 200 quốc gia, vùng lãnh thổ và chưa có dấu hiệu dừng lại, thời điểm này chính là một thách thức rất lớn cho những người khuyết tật nói chung và người mù nói riêng, bởi họ là những người dễ bị tổn thương về mọi mặt nhưng đồng thời cũng là cơ hội để họ phát huy khả năng của mình thông qua ứng dụng Công nghệ thông tin.

Tính tới thời điểm hiện tại, Việt Nam có khoảng 9.000 người khiếm thị biết sử dụng máy vi tính và điện thoại thông minh, trong đó có 7.000 người biết sử dụng thành thạo. Công nghệ thông tin là phương tiện hết sức hữu hiệu giúp người mù sinh hoạt, học tập, làm việc thuận lợi, nhanh chóng và hiệu quả hơn, theo thông tin từ báo Vietnamnet.

Trong thời đại công nghệ 4.0, Hội khuyết tật nói chung và Hội người mù cũng mong muốn có thêm nhiều công cụ hỗ trợ người khuyết tật để họ có cơ hội tiếp cận nhiều hơn với những công nghệ mới, đồng thời tạo điều kiện cho họ có công việc ổn định để đáp ứng nhu cầu của bản thân, cải thiện cuộc sống, được hòa nhập tham gia bình đẳng vào các hoạt động kinh tế- xã hội.

 

Bà Đỗ Thị Chiến, Giáo viên Trung tâm đào tạo cán bộ Phục hồi chức năng cho người mù đang thực hiện các thao tác trong dán nhãn dữ liệu (theo báo vietnam.net)

Phần mềm hỗ trợ người khiếm thị tạo công việc bằng công nghệ dán nhãn thông tin được bộ Thông tin và truyên thông tiến hành và thực hiện vào cuối năm 2019, được quy định trong Quyết định số 2309/QĐ-BTTTT ngày 30 tháng 12 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ thông tin và truyền thông.

Để tiếp cận với nghề mới này, người khiếm thị sẽ được đào tạo qua kho dữ liệu mẫu, được huấn luyện và có các bài kiểm tra để đánh giá năng lực. Sau khi đạt tiêu chuẩn để tham gia công việc dán nhãn dữ liệu bằng âm thanh, người khiếm thị sẽ đăng nhập vào hệ thống phần mềm và tham gia vào công việc dán nhãn bằng cách chọn cho mình một hoặc nhiều công việc trên bảng danh sách công việc. Hệ thống tự động của phần mềm sẽ căn cứ vào thời gian làm việc, tần suất làm việc, lượng dữ liệu được dán nhãn và lượng dữ liệu được dán nhãn đúng để đưa ra đánh giá khả năng của người thực hiện, từ đó lấy căn cứ để trả lương.

Phần mềm dán nhãn dữ liệu đã hỗ trợ người khiếm thị kiếm sống bằng công nghệ dán nhãn thông tin. Với mục tiêu giúp người khiếm thị được tiếp cận nhiều hơn với những công nghệ mới, tham gia vào các công việc mới mà công nghệ số tạo ra nhằm hỗ trợ người khuyết tật phát huy khả năng của mình để đáp ứng nhu cầu bản thân, cải thiện cuộc sống, hòa nhập và tham gia bình đẳng vào các hoạt động kinh tế – xã hội như những người bình thường.

Nam Phương (T/H)

Bài viết liên quan

Picture1

SỐ HÓA, CHUYỂN ĐỔI SỐ – CƠ HỘI ĐẾN VỚI MỌI NGƯỜI

Picture4

MobiEdu nâng tầm công nghệ mở rộng quy mô, hỗ trợ giảng dạy thông minh

securitybanking2-15787126602111762582207-crop-1578712665780534276090-1712514910683607060654

Thủ tướng yêu cầu tăng cường bảo đảm an toàn thông tin mạng

Anh 1 VTT-Globus

TV360 BẮT TAY GLOBUS ACCESS PHÁT TRIỂN TV360 TẠI THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ

Anh 2 ky Radware 2 (1)

VIETTEL THAM GIA HỆ THỐNG GIÁM SÁT TOÀN CẦU VỀ AN NINH MẠNG RADWARE

Anh 1 (1)

VIETTEL LÀ NHÀ KHAI THÁC VIỆT NAM DUY NHẤT THAM GIA SÁNG KIẾN CỔNG MỞ CỦA HIỆP HỘI DI ĐỘNG TOÀN CẦU

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang