Đã uống rượu, bia thì đi xe lăn cũng bị phạt

(ĐHVO). Đã uống rượu, bia thì đi xe lăn cũng bị phạt – đây có lẽ là điều không tưởng nhưng thực tế đã đi vào thực thi kể từ ngày 1/1/2020. Chỉ trong vài ngày Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia 2019 được áp dụng đã gây ra một làn sóng lớn bởi ảnh hưởng trực tiếp tới người dân nói chung và người khuyết tật nói riêng. Vậy liệu người khuyết tật được hưởng những ưu tiên hay gặp bất lợi gì?


Chỉ người đi bộ được uống rượu, bia trước khi ra đường kể cả người khuyết tật

Việc uống rượu, bia khi tham gia giao thông được siết chặt từ ngày 01/01/2020. Cụ thể, Khoản 6 Điều 5 Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia quy định: “Nghiêm cấm điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn.”. Tức tất cả các phương tiện giao thông như ô tô; máy kéo; rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy (kể cả xe máy điện); xe đạp (kể cả xe đạp máy), xe xích lô, xe lăn dùng cho người khuyết tật, xe súc vật kéo và các loại xe tương tự… đều bị cấm nếu người điều khiển có nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở.

Trước đây, Luật Giao thông đường bộ chỉ nghiêm cấm điều khiển ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng, xe mô tô, xe gắn máy mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhất định.

Như vậy, hiện nay người khuyết tật sử dụng rượu, bia điều khiển xe lăn dùng cho người khuyết tật hoặc xe mô tô ba bánh đều bị coi là vi phạm pháp luật và bị xử phạt. Mức phạt vi phạm từ 80.000 đến 600.000 đồng.

Tuy nhiên, đối với người khuyết tật vận động thì việc sử dụng xe lăn để di chuyển là thiết yếu, không thể tách rời. Vậy đây có phải vướng mắc và gây khó đối với người khuyết tật không?

Phạt nặng nếu không ưu tiên người khuyết tật tham gia giao thông

Có lẽ đây là một điểm sáng, ưu tiên dành cho người khuyết tật khi tham gia giao thông. Hàng loạt các mức phạt đề ra nhằm đảm bảo người khuyết tật được bình đẳng, an toàn và tôn trọng khi tham gia giao thông. Cụ thể:

–         Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô chuyển hướng không nhường quyền đi trước, nhường đường cho xe lăn của người khuyết tật qua đường tại nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ.

–         Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), máy kéo, xe máy chuyên dùng, các loại xe tương tự chuyển hướng không nhường quyền đi trước, nhường đường cho xe lăn của người khuyết tật qua đường tại nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ.

–         Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với tổ chức kinh doanh vận tải, dịch vụ hỗ trợ vận tải nếu sử dụng xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt không có chỗ ưu tiên cho người khuyết tật theo quy định.

–         Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng đối với nhân viên phục vụ trên xe buýt, xe vận chuyển hành khách theo tuyến cố định, xe vận chuyển hành khách theo hợp đồng, xe vận chuyển khách du lịch không hỗ trợ, giúp đỡ hành khách đi xe là người khuyết tật vận động hoặc khuyết tật thị giác.

Phạm Vân

Bài viết liên quan

NGƯỜI KHUYẾT TẬT ĐỆ ĐƠN XIN TRỢ GIÚP PHÁP LÝ

Đoàn luật sư thành phố Hà Nội hưởng ứng tham gia ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” thành phố Hà Nội năm 2024

Picture1

Thái Nguyên: Nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa nhân Ngày Người khuyết tật Việt Nam 18/4

Picture1

Trường THPT Bắc Kiến Xương lọt top những ngôi trường hàng đầu Thái Bình

5-1712332006101296289476

Đóng học phí một lần: Thực hiện sao cho đúng luật?

z5314683295603_d42ec9ed4bb4a30f54fd34b04322fdfa

Hội Người khuyết tật tỉnh Hà Nam: Nâng cao năng lực trong lĩnh vực quản lý vốn vay quay vòng dành cho hội viên

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang