(ĐHVO). Đứng trước đại dịch Covid-19, người bình thường đã khó khăn, người khuyết tật lại khó khăn hơn rất nhiều lần. Mất việc làm của công nhân, nhân viên hay các doanh nghiệp, các cơ sở sử dụng lao động rơi vào cảnh nợ lần túng thiếu.
Tình hình dịch bệnh COVID-19 có ảnh hưởng tới cuộc sống của người khuyết tật như thế nào? Phóng viên đã đi tìm hiểu thông tin và liên hệ với nhân vật để lấy thông tin.
Nghề bán vé số dạo lao đao
Hội Đồng xổ số kiến thiết Miền Nam tạm dừng phát hành xổ số miền Nam trong vòng 15 ngày (từ ngày 9 tháng 7 năm 2021 đến ngày 24 tháng 7 năm 2021) do TP HCM thực hiện giãn cách xã hội toàn thành phố để chống Covid-19 theo Chỉ thị số 16/CT-TTg.
Anh Lưu Hữu Mạnh là người khuyết tật trên địa bàn tỉnh tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu làm nghề bán vé số dạo chia sẻ: “Trước không có dịch bệnh Covid -19 anh đi bán vé số dạo mỗi ngày cũng kiếm thu nhập từ 330.000 đồng tới 360.000 đồng nhưng từ khi có đại dịch Covid – 19 thu nhập bấp bênh. Ngày mồng 9 tháng 7 năm 2021 các công ty sổ số miền Nam ngừng hoạt động do đó hàng nghìn người bán vé số dạo thất nghiệp.”
Anh Lưu Hữu Mạnh – Phường Long Toàn, Thành phố Bà Rịa, Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
(Ảnh do nhân vật cung cấp).
Phóng viên: Anh có được trợ cấp thất nghiệp theo chính sách của nhà nước hay các tổ chức không?
Anh Lưu Hữu Mạnh: “Mỗi người bán vé số dạo sẽ được trợ cấp 50.000 đồng/ngày/người vị chi là 15 ngày anh được tổng cộng là 750.000 đồng.”
Những tờ vé số của anh Anh Lưu Hữu Mạnh – Phường Long Toàn, Thành phố Bà Rịa,
Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. (Ảnh do nhân vật cung cấp).
Phóng viên: Vậy tiền trợ cấp đến tới tay anh có đúng thời hạn không?
Anh Lưu Hữu Mạnh bức xúc chia sẻ: Đợt bùng phát dịch bệnh đầu tiên, anh cũng thực hiện giãn cách xã hội và anh cũng bị thất nghiệp nhưng do thủ tục quá rắc rối phải về quê làm giấy xác nhận nên anh không được hưởng trợ cấp 1.500.000 đồng.
Chủ cơ sở mát – xa không đủ tiền trả mặt bằng
Để phòng chống dịch bệnh COVID – 19 Thủ tướng Chính phủ đã ra chỉ thị 19 vừa chống dịch vừa phát triển kinh tế. Trong khoản c điều 2 có nêu rõ: Tạm đình chỉ hoạt động các cơ sở kinh doanh dịch vụ không thiết yếu (khu vui chơi, giải trí, cơ sở làm đẹp, karaoke, mát-xa, quán bar, vũ trường…) và các cơ sở kinh doanh dịch vụ khác theo quyết định hoặc chỉ đạo của chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Do đó các quán mát – xa ngừng hoạt động, kéo theo một lượng lớn người lao động là người mù mất việc làm, các chủ cơ sở thì rơi vào cảnh túng thiếu.
Phóng viên: Chị có khó khăn gì trong đợt dịch COVID – 19 đợt này?
Vợ anh Hoàng Văn Sinh chủ cơ sở mát – xa số 4 ngõ 52 Hàng Bún: “Tiền nhà do ảnh hưởng đợt Covid -19 chủ nhà cũng đã giảm xuống 1 triệu đồng còn 7 triệu một tháng tuy nhiên từ tháng 4, tháng 5 gần đây vợ chồng chị không thể đủ kinh tế chi trả tiền nhà”.
Cơ sở tẩm quất của vợ chồng anh Hoàng Văn Sinh số 4 ngõ 52 Hàng Bún, phường Quán Thánh, quận Ba Đình, TP. Hà Nội.
Phóng viên: Nhân viên tại cơ sở của chị có gặp khó khăn gì trong đại dịch này không ạ?
Vợ anh Hoàng Văn Sinh chủ cơ sở mát-xa số 4 ngõ 52 Hàng Bún: “Nhân công nuôi ăn, khách đến là 50/50, anh ở Nghệ An, anh ở Thường Tín cùng hai vợ chồng chị, hai vùng quê đó là vùng dịch không thể về được, cơm hai anh chị vẫn nuôi, cuộc sống của hai người vô cùng khó khăn tại vì không thể về được và cũng không làm được gì khác gia đình lại khó khăn”.
Nhân viên cửa hàng mát – xa cho khách hàng cơ sở tẩm quất của vợ chồng anh Hoàng Văn Sinh số 4 ngõ 52 Hàng Bún, phường Quán Thánh, quận Ba Đình, TP. Hà Nội.
(Ảnh do nhân vật cung cấp)
Đó là hai nghề chiếm lượng lớn người lao động là người khuyết tật trên cả nước, ngoài ra còn một số ngành nghề khác cũng như những người bình thường người khuyết tật cũng chịu ảnh hưởng rất lớn từ dịch bệnh COVID – 19 như giáo dục, nông nghiệp, công nghiệp …
Kính mong các cấp chính quyền, các đơn vị liên quan, các nhà hảo tâm, đơn vị từ thiện tham gia ủng hộ người khuyết tật qua đại dịch COVID -19 này để đại dịch sớm qua đi với tinh thần tương thân tương ái lá lành đùm lá rách.
Đề nghị UBND cấp tỉnh (thành) nơi mà thực hiện dãn cách theo chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ chủ động đưa các chính sách hỗ trợ đến người khuyết tật một cách chủ động và kịp thời bởi việc đi lại của người khuyết tật cực kỳ khó khăn.
Đồng Hành Việt Online sẽ tiếp tục đưa tin đến bạn đọc.
Nguyễn Văn Sự