Cùng người khuyết tật chắp cánh vì tương lai

(ĐHVO). Cũng như những người bình thường khác, người khuyết tật luôn mong muốn được sống và làm việc, góp sức mình vào sự phát triển của xã hội, thực hiện các quyền và nghĩa vụ bình đẳng với những người khác. Và thực tế, đóng góp của người khuyết tật cho xã hội là không nhỏ và họ cần sự tôn trọng, sẻ chia, tạo điều kiện để cùng nhau làm cuộc sống có ý nghĩa hơn.

Giàu ý chí vươn lên và khát khao được cống hiến

Người khuyết tật khuyết về thân thể nhưng không bao giờ khuyết về ý chí vươn lên và khát khao được cống hiến. Thực tế đã cho thấy có rất nhiều NKT đã vượt lên hoàn cảnh, trở thành những người có tri thức, có sức sáng tạo, ham học hỏi và không ngừng nâng cao trình độ để đáp ứng tốt nhất nhu cầu công việc cũng như theo đuổi đến cùng đam mê của mình. Họ không chỉ giỏi lao động sản xuất, văn hóa, thể thao mà không ít người còn giỏi trong lĩnh vực quản lý, làm chủ doanh nghiệp, cơ sở, gây dựng được thương hiệu của riêng mình.

Có thể kể tên một số cá nhân tiêu biểu như chị Thạch Thị Dân, người dân tộc Khơme, khuyết tật chân, là đại biểu Quốc hội khóa XII, XIII, Phó hiệu trưởng Trường Đại học Trà Vinh; Anh Nguyễn Mạnh Tuấn (Cao Bằng), dân tộc Tày, khuyết tật chân, tốt nghiệp Học viện Tài chính, Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh Cao Bằng, Á hậu 2 cuộc thi Hoa hậu Khiếm thính quốc tế năm 2015 Lê Thị Thúy Đoan và gần đây là VĐV cử tạ Lê Văn Công (thành phố Hồ Chí Minh), người vừa giành Huy chương Vàng Paralympic Rio 2016…

VĐV cử tạ Lê Văn Công (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

Cuộc đời kém may mắn khiến người khuyết tật phải gánh chịu nỗi đau về thể xác, tinh thần, quyền được làm một người bình thường bị tước đoạt. Do vậy họ phải nỗ lực gấp nhiều lần so với người bình thường, cho đến ngày họ vươn cao, bay xa hơn. Ví dụ như anh Trần Mạnh Chánh Quân, “chú chim cánh cụt” của người Việt, người hùng trên đất Mỹ và trở thành nhân viên nghiên cứu của công ty công nghệ Emurgo. Anh Trần Tôn Trung Sơn, chàng trai khiếm khuyết đôi tay vẫn “dang cánh” vươn ra biển lớn, anh là Giám đốc điều hành của BUTI DINERS, một công ty về dịch vụ ăn uống tại Mỹ. Chị Đỗ Thúy Hà từng đánh bại 350 thí sinh trong nước trở thành một trong bảy đại diện của bảy nước Châu Á – Thái Bình Dương nhận học bổng Duskin du học tại Nhật Bản. Đến nay, chị đang là Chủ tịch Hội Người mù quận Đống Đa, Hà Nội. Ngoài ra, chúng ta không khó để bắt gặp những tấm gương giàu nghị lực khác trong cuộc sống hàng ngày.

Trần Mạnh Chánh Quân (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

Có thể khẳng định, nếu được các cấp, các ngành và xã hội thừa nhận và tạo điều kiện để thể hiện năng lực của mình thì những đóng góp cho xã hội của người khuyết tật là không hề nhỏ. Chính vì vậy, việc nâng cao nhận thức về năng lực và đóng góp của người khuyết tật là thực sự cần thiết và cần tập trung thực hiện. Vấn đề này đã được nhà nước ta hết sức quan tâm, thể hiện trong nhiều văn bản chính sách pháp luật liên quan đến người khuyết tật.

Những người đặc biệt giúp chúng ta hiểu thêm ý nghĩa cuộc sống

Người khuyết tật có thể có cơ thể không lành lặn nhưng họ có tâm hôn cao đẹp mà không ít người dù cơ thể lành lặn lại không có được. Họ là những người đặc biệt, những người rất đáng khâm phục, đáng được trân trọng, họ tuyệt nhiên không cần những người khác thương hại mà họ chỉ cần sự tôn trọng, sẻ chia, tạo điều kiện để cùng nhau làm cuộc sống này có ý nghĩa hơn, xã hội ngày càng phát triển hơn.

Hiện nay, trong thực tế, trong nhiều rào cản mà người khuyết tật đang gặp phải, một rào cản vô hình khó vượt qua đó là sự kỳ thị, phân biệt đối xử khiến người khuyết tật luôn tự ti, mặc cảm, sống khép mình không muốn giao tiếp xã hội, khiến họ bị tách biệt khỏi xã hội. Nguyên nhân của rào cản đó lại là do nhận thức xã hội. Chính việc nhận thức của gia đình và cộng đồng chưa thật đầy đủ về khả năng, nhu cầu và đáp ứng nhu cầu của người khuyết tật dẫn đến tình trạng khuyết tật trở nên nặng nề hơn. Do đó, để người khuyết tật được hòa nhập với cộng đồng, chính sách không chỉ dừng lại ở việc chăm sóc phục hồi chức năng mà phải tiến tới xóa bỏ các rào cản đối với người khuyết tật để người khuyết tật được tham gia một cách bình đẳng vào hoạt động của xã hội.

Chính vì vậy, không chỉ làm tốt hơn nữa cơ chế, chính sách, phong trào, hoạt động, chăm sóc, hỗ trợ người khuyết tật mà quan trọng hơn là thay đổi trong suy nghĩ, thái độ, là sự tôn trọng, sẻ chia, là tình yêu thương con người. Từ đó tiếp sức cho những người khuyết tật vượt qua được sự tự ti, suy nghĩ an phận, thậm chí buông xuôi và biến sự thiếu tôn trọng, phân biệt, thương hại của một số bộ phận thành sức mạnh, thêm nỗ lực khẳng định mình. Người khuyết tật cần chúng ta tạo điều kiện để họ tự khẳng định và vươn lên lập thân, lập nghiệp, đóng góp cho xã hội chứ không cần được thương hại và việc tạo điều kiện cho người khuyết tật là trách nhiệm của Nhà nước, của xã hội, của chúng ta chứ không phải sự ban ơn.

Phạm Vân (T/h)

Bài viết liên quan

Picture9

Lễ ra mắt Công ty Cổ phần Phát triển Hướng Dương Việt: Hiện thực hoá ước mơ cho những vầng trăng khuyết

Picture1

Cần tăng cường tính đại diện và tiếng nói của người khuyết tật trong các cơ quan dân cử

Picture2

Chương trình “Hành trình cuộc sống” trao tặng trẻ em có hoàn cảnh khó khăn của thành phố 140 xe đạp và nhiều phần quà tặng

Picture1

Lễ kỷ niệm và Hội thảo khoa học “Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông 30 năm xây dựng và phát triển”

Picture1

Trường Phổ thông dân tộc nội trú huyện Lạc Sơn, tỉnh Hoà Bình: 3 năm liên tiếp đạt danh hiệu thi đua “Hai tốt”

Picture1

Khoa Chính trị học, Học viện Báo chí và Tuyên truyền: Tưng bừng Đêm đại nhạc hội chào đón tân sinh viên “FPS 2024 – Time Capsule”

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang