Công viên địa chất Đắk Nông được công nhận là Công viên địa chất toàn cầu

Sau các công viên ở tỉnh Hà Giang và Cao Bằng, công viên Địa chất Đắk Nông đã trở thành Công viên Địa chất toàn cầu thứ ba ở Việt Nam.

Công viên Địa chất Toàn cầu UNESCO là danh hiệu ghi nhận đối với một khu vực tự nhiên, chứa đựng tập hợp các di sản địa chất có giá trị khoa học, giáo dục và thẩm mỹ, cùng các giá trị về đa dạng sinh học, khảo cổ, lịch sử, văn hóa, xã hội… tầm cỡ quốc tế, được bảo tồn và phát huy giá trị tổng thể. Để được công nhận, công viên cũng cần có diện tích đủ lớn để có tác động đối với phát triển kinh tế – xã hội bền vững của địa phương.

Núi lửa Băng Mo, thị trấn Ea T’ling, huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông. Ảnh: TTXVN phát

Theo thông cáo của Bộ Ngoại giao, ngày 7/7, tại trụ sở UNESCO ở Paris, Ủy ban Chương trình và Quan hệ quốc tế của Hội đồng Chấp hành UNESCO lần thứ 209 đã thông qua Quyết định của Hội đồng Công viên Địa chất toàn cầu công nhận Công viên Địa chất Đắk Nông là Công viên Địa chất toàn cầu.

Với sự công nhận này, Công viên Địa chất Đắk Nông trở thành Công viên Địa chất toàn cầu thứ ba ở Việt Nam, sau Công viên Địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn, tỉnh Hà Giang và Công viên Địa chất toàn cầu Non nước Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng.

Miệng hang động núi lửa C7, Công viên Địa chất Đắk Nông. Ảnh: TTXVN phát

Công viên địa chất Đắk Nông từ lâu đã nổi tiếng là một vùng đất đỏ trù phú với hệ sinh thái rừng nhiệt đới, nơi lưu trữ các giá trị đặc trưng về đa dạng sinh học, cùng với nhiều nét độc đáo về văn hóa, địa chất, tự nhiên cũng như dấu tích hoạt động của người tiền sử.

Công viên có khoảng 65 điểm di sản địa chất, địa mạo, bao gồm hệ thống gần 50 hang động với tổng chiều dài hơn 10.000 mét, các miệng núi lửa, thác nước đồ sộ, thu hút tầm mắt người nhìn.

Thác Trượt, một thắng cảnh tự nhiên trong Vườn Quốc gia Tà Đùng, xã Đắk Som, huyện Đắk G’Long, tỉnh Đắk Nông. Ảnh: TTXVN phát

Sau khi được công nhận là Công viên Địa chất toàn cầu, Ủy ban quốc gia UNESCO Việt Nam và UBND tỉnh Đắk Nông cùng các cơ quan liên quan sẽ triển khai kế hoạch bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên, phát huy tối đa các giá trị về địa chất, đa dạng sinh học,…nhằm bảo tồn và phát huy giá trị của Công viên Địa chất toàn cầu Đắk Nông.

Lan Nguyễn (T/h)

Bài viết liên quan

43

Chuỗi hoạt động chào mừng 70 năm giải phóng thành phố Nam Định

“Tháng 3 giỗ mẹ” – tưởng nhớ Thánh Mẫu Liễu Hạnh

1

Bầu chọn danh hiệu “Vận động viên (VĐV) tiêu biểu và đề cử vận động Thể thao người khuyết tật xuất sắc thành phố Hải Phòng lần thứ 30 năm 2023”

tl-1-5308.jpg

Quảng Bình: Triển lãm về văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số

thoi-3-2228

Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy xoá mù chữ ở Lạng Sơn

D29031

Giải marathon Quốc gia 2023 xác lập kỷ lục Việt Nam

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang