(ĐHVO) Cánh cửa giúp người khuyết tật có cơ hội hòa nhập cộng đồng chính là cánh cửa việc làm. Cũng giống như những thành viên khác trong xã hội, người khuyết tật cũng mong muốn có được một công việc, có thu nhập để tự lập, đỡ phụ thuộc và gia đình và xã hội. Hiện nay, ngày càng có nhiều công việc khác nhau cho người khuyết tật có cơ hội tìm kiếm công ăn việc làm ổn định, giảm bớt lãng phí lực lượng lao động xã hội không nhỏ…
1. Các công việc liên quan đến IT
Với người khuyết tật gặp khó khăn trong việc đi lại, những công việc như nhân viên nhập liệu, lập trình viên hay thiết kế đồ họa là những công việc hết sức phù hợp. Hiện nay nhiều công ty, doanh nghiệp không quá khắt khe chọn đối tượng tuyển dụng mà chú trọng hơn việc nhân viên đó làm được gì, có tạo ra giá trị cho công ty hay không. Nhiều cơ sở đào tạo đã cung cấp các khóa học công nghệ thông tin từ sơ cấp đến chuyên nghiệp cho người khuyết tật, thậm chí còn đảm nhận vai trò trung gian giúp các nhà tuyển dụng chọn được các ứng viên phù hợp là người khuyết tật phù hợp. Đây có lẽ là một hướng đi mà người khuyết tật có thể cân nhắc
Nguồn ảnh: Internet
2. Công việc liên quan đến may mặc
Ngành may không đòi hỏi người lao động phải có chuyên môn cao như ngành IT, nhưng bù lại yêu cầu sự tỉ mỉ và cẩn thận. Hiện nay ngành công nghiệp may mặc đã phát triển theo hướng công nghiệp hóa, mỗi người thợ không cần phụ trách nguyên một sản phẩm, vì vậy có nhiều công đoạn hơn trong việc tạo ra một sản phẩm hoàn thiện. Lao động là người khuyết tật có thể tham gia vào các công việc như nhặt chỉ, thùa khuy, xuôn hạt hoặc các công việc khác tùy vào sản phẩm của mỗi cồng ty. Thêm vào đó các chính sách của nhà nước khuyến khích doanh nghiệp sử dụng lao động là người khuyết tật cũng mở ra nhiều cơ hội việc làm hơn cho họ, không những giải quyết vấn đề xã hội lớn nhất là việc làm mà còn tạo thêm năng suất cho doanh nghiệp
Nguồn ảnh Internet
3. Công việc handmade, đan lát
Không xa lạ gì với những sản phẩm handmade ở các hội chợ do người khuyết tật tự làm ra. Chúng chẳng khác gì các sản phầm handmade bình thường nhưng lại chứa đựng sự tỉ mỉ, khéo léo và nỗ lực hoàn thiện của mỗi người khuyết tật. Không ít người còn sáng tạo ra những sản phẩm rất lạ có giá trị cao, thu hút người tiêu dùng. Nhiều xưởng sản xuất đồ thủ công mĩ nghệ có lao động là người khuyết tật hoạt động khá ổn định, thậm chí nhiều sản phẩm được xuất khẩu ra nước ngoài.
Nguồn ảnh Internet
4. Công việc văn phòng
Nhiều nhóm Facebook có đăng tin tuyển Telesale, nhân viên chốt đơn, carepage cho các doanh nghiệp ngày càng nhiều. Ngoài ra khi trình độ cao hơn một chút, người khuyết tật còn có thể tham gia dịch phim, truyện, báo, xây dựng chương trình giáo dục, thậm chí là dạy học online. Tinh thần “tàn mà không phế” đang được thể hiện ở đây.
Ngoài ra cỏn rất nhiều các nghề nghiệp khác mà người khuyết tật có thể làm việc. Tinh thần hòa nhập cộng đồng của người khuyết tật và sự ủng hộ từ xã hội đã giúp họ bước ra khỏi rào cản của cuộc sống trước đây, có công ăn việc làm và tự chăm lo cho bản thân mình. Hiện nay, hầu như ở mỗi thành phố đều có các trung tâm hỗ trợ, tìm kiếm việc làm cho người khuyết tật, cộng thêqua các kênh thông tin đại chúng, tiêu biểu nhất là Facebook cung cấp nhiều thông tin hơn giúp họ dễ dàng tiếp cận hơn với công việc làm thích hợp.
Nguồn ảnh Internet
Thúy Nga