Công nghệ mới giúp người khuyết tật cảm nhận được xúc giác trên tay giả

(DHVO) Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Northwestern phát triển công nghệ “thực tế ảo” mới giúp cho người sử dụng cảm nhận xúc giác trên cánh tay giả.

Garrett Anderson – một cựu binh người Mỹ, hiện đang sống tại Garrett Anderson đã mất gần hết cánh tay phải trong một vụ nổ bom năm 2015 khi đang tham chiến ở Iraq. Hiện Anderson đang đeo một cánh tay giả có thể giúp anh cầm nắm đồ vật và thực hiện các cử động đơn giản, nhưng cánh tay này không thể mang lại cho anh cảm nhận xúc giác.

Theo tuổi trẻ online, để thay đổi điều này, các nhà nghiên cứu thuộc đại học Northwestern đã phát triển một công nghệ “thực tế ảo” mới.

Tạp chí Nature mô tả công nghệ mới này kết hợp 32 bộ dẫn động lập trình riêng lẻ – thiết bị phát ra những xung điện hoặc rung động, được gắn vào một vật liệu mềm dẻo làm từ silicon để dán lên da.

Mỗi bộ dẫn động có kích thước như đồng xu, được điều khiển bằng một màn hình cảm ứng không dây giống như trong điện thoại thông minh hoặc máy tính bảng.

Chúng sẽ rung lên để tạo cảm nhận về xúc giác giúp người dùng có thể kiểm soát sức ép và loại cảm giác.

Phát minh mới giúp tay giả rờ được như thật - Ảnh 2.

32 bộ dẫn động lập trình riêng lẻ được gắn vào một vật liệu mềm dẻo làm từ silicon để dán lên da – Ảnh: Northwestern University

Khi Anderson dán thiết bị này lên da kết hợp với cánh tay giả của mình, anh có thể cảm nhận xúc giác từ các ngón tay giả truyền tới cánh tay.

Nhóm tác giả cho biết thiết bị này cũng có thể được sử dụng trong các tương tác xã hội, tạo nên động tác vuốt ve của cánh tay lên người thân trong cuộc gọi video, hoặc một cái vỗ về khích lệ tới người bạn cùng đội nhóm trong trò chơi ảo.

Hệ thống này là thiết bị kết nối không dây và không cần năng lượng pin, sử dụng giao thức kết nối trường gần (một giao thức kết nối giữa hai thiết bị điện tử ở khoảng cách gần, có trong ứng dụng ngân hàng điện thoại thông minh như Apple Pay).

Phát minh mới giúp tay giả rờ được như thật - Ảnh 3.

Bộ dẫn động lập trình riêng lẻ là thiết bị phát ra những xung điện hoặc rung động – Ảnh: Northwestern University

Theo nhà nghiên cứu John Rogers, công nghệ mới hoàn toàn tránh được sự phụ thuộc năng lượng pin, loại bỏ sự bất tiện về khối lượng, kích thước thời gian vận hành hạn chế của chúng. Ông giải thích với Hãng tin AFP rằng cánh tay mới sẽ cải thiện chất lượng cuộc sống của Anderson.

Sau nguyên mẫu này, các nhà nghiên cứu sẽ tiếp tục hoàn thiện để làm cho thiết bị mỏng và nhẹ hơn nữa. Trong tương lai, họ cũng muốn nghiên cứu chế tạo các cảm biến nhiệt, cho phép người mang bàn tay giả có thể nhận biết độ nóng hoặc lạnh của đồ uống.

Hồng Liên (TH)

Bài viết liên quan

Picture1

SỐ HÓA, CHUYỂN ĐỔI SỐ – CƠ HỘI ĐẾN VỚI MỌI NGƯỜI

Picture4

MobiEdu nâng tầm công nghệ mở rộng quy mô, hỗ trợ giảng dạy thông minh

securitybanking2-15787126602111762582207-crop-1578712665780534276090-1712514910683607060654

Thủ tướng yêu cầu tăng cường bảo đảm an toàn thông tin mạng

Anh 1 VTT-Globus

TV360 BẮT TAY GLOBUS ACCESS PHÁT TRIỂN TV360 TẠI THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ

Anh 2 ky Radware 2 (1)

VIETTEL THAM GIA HỆ THỐNG GIÁM SÁT TOÀN CẦU VỀ AN NINH MẠNG RADWARE

Anh 1 (1)

VIETTEL LÀ NHÀ KHAI THÁC VIỆT NAM DUY NHẤT THAM GIA SÁNG KIẾN CỔNG MỞ CỦA HIỆP HỘI DI ĐỘNG TOÀN CẦU

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang