Con của mẹ đã lớn

(ĐHVO). Người ta thường đặt hạnh phúc của mình lên nhiều điểm tựa bên ngoài, nhưng hơn hết điểm tựa cho mỗi người lại xuất phát từ những người thân trong gia đình. Người bình thường sẽ có nhiều điểm tựa, thậm chí là tự mình độc lập mà không cần bất cứ một dựa dẫm nào. Tuy nhiên, đối với người khuyết tật, điểm tựa của họ là cha, là mẹ là những người thân trong gia đình.  Người có thể chăm sóc, nuôi dưỡng và cho họ hy vọng trong cuộc sống.

Đến với câu chuyện của chị Lê Thị Linh. sinh năm 1994, ở Phong Chương – Phong Điền – Tỉnh Thừa Thiên Huế, được biết chị là người khuyết tật nặng, đôi chân bị tật, khiến cho chị không còn khả năng đi lại.

Tưởng chừng cuộc đời mình sẽ không tìm thấy được nguồn sáng, sẽ ở trong cái bóng tối mù mịt của bệnh tật nhưng chị Linh luôn trang bị cho mình tinh thần tốt, ý vươn lên mạnh mẽ trong cuộc sống. Động lực khiến khiến cô gái nhỏ bé ấy không ngừng kiên trì, cố gắng đó chính là người mẹ, Linh chia sẻ: “Mẹ vất vả vì em quá nhiều. Những gì em cố gắng chỉ mong Mẹ bớt vất vả. Bớt suy nghĩ về đứa con gái hay đau ốm đau này thôi ạ”. Bởi vậy, chị không ngừng tìm kiếm những công việc đơn giản có thể kiếm thêm thu nhập trang trải cho cuộc sống của hai mẹ con.

Chị Lê Thị Linh (Ảnh nhân vật cung cấp)

Ngày người mẹ ra đi, có thể nói là một cú sốc cực kỳ lớn đối với chị Linh. Mặc dù đến hiện tại đã qua một thời gian dài, nhưng nỗi đau đó vẫn hằn nguyên, không thể xóa nhòa của người con khuyết tật. Mới đấy chị đã viết một bức thư, bài viết gửi tới chương trình Người phụ nữ tôi yêu có nội dung như sau: “Con đau lắm Mẹ ơi, làm sao con quên được khoảnh khắc lúc Mẹ ra đi, trong cơn đau quằn quại không nói ra tiếng, Mẹ vẫn không ngừng lo cho con, cố gắng đến hơi thở cuối cùng thì câu duy nhất Mẹ có thể nói ra cũng là lo chăm sóc con. Con là nỗi bận lòng duy nhất để Mẹ phải bận tâm lo lắng lúc ra đi phải không Mẹ? Con xin lỗi Mẹ nhưng bây giờ con không thể làm gì hơn, giờ mỗi ngày trôi qua với con chỉ có sự trốn tránh, con từ bỏ tất cả không phải vì con yếu đuối mà trên cõi đời này không có gì khiến con muốn cố gắng nữa Mẹ à. Ngay cả hoa giấy là đam mê của con giờ cũng không còn nữa, con trốn tránh suy nghĩ, trốn tránh thế giới này vì con không thể chấp nhận được sự thật, rằng trên thế gian này con không còn Mẹ nữa, dường như con sợ mọi thứ đang tồn tại.”

Chị Lê Thị Linh yêu thích đọc sách (Ảnh nhân vật cung cấp)

26 năm qua người duy nhất có thể khiến chị có nghị lực để bước giữa cuộc đời với thân thể khiếm khuyết này cũng chỉ có Mẹ. Chị biết suốt bao nhiêu năm qua Mẹ chị đã khổ chị rất nhiều. Giờ đây không có Mẹ chị không biết làm sao, chị đã hoàn toàn sụp đổ, giờ đây không ai có thể ở bên cạnh khi chị đau ốm, ai sẽ ôm chị khi trời đổ giông, ai khuyên chị khi chán nản muốn từ bỏ và còn ai là người bạn duy nhất thủ thỉ với con từng chuyện nhỏ nhặt mỗi ngày nữa.

Những ngày tháng đau khổ ấy rồi cũng dần vơi, cuộc sống không có mẹ chở che khiến chị phải càng cố gắng vượt lên, tự chăm lo cuộc sống của bản thân. Với thể trạng không được như bao người thì điều này khiến chị gặp khó hơn ai hết, chị vẫn cố gắng hết mình để chứng minh cho mẹ và mọi người thấy mình không yếu đuối, tàn mà không hề phế. Giờ đây, chị có thể mạnh dạn tâm sự với mẹ mình rằng mẹ không cần lo lắng cho chị nữa, chị vẫn đang sống tiếp cuộc đời này cố gắng hết sức mình để có một cuộc sống tốt hơn đúng với tâm nguyện của mẹ.

Nam Phương

Bài viết liên quan

CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH – MỘT NHÀ BÁO CÁCH MẠNG LỖI LẠC SỐNG MÃI VỚI THỜI GIAN

bà lịch - PX

Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng nghiệp: Trợ giúp pháp lý thành công cho người nghèo, người khuyết tật

Song-vinh-quan-giu-doi-thuo

Cảm phục tấm gương nữ thương binh vinh dự được Thủ tướng tuyên dương

IMG_0144

Tấm gương thương binh tỷ phú ở Nông trường Mộc Châu

nam

Hà Nam: Phát huy vai trò “Tuổi cao – Gương sáng” của người cao tuổi trong gia đình và xã hội

hanh-trinh-vuot-kho-cua-co-rong-ti-hon-8-6221

Hành trình vượt khó của ‘cô rồng tý hon’

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang