Cơ sở chăm sóc người khuyết tật được hoạt động khi nào?

 

Cơ sở chăm sóc người khuyết tật là cơ sở nuôi dưỡng, cung cấp dịch vụ tư vấn, trợ giúp người khuyết tật ( khoản 1, Điều 47 Luật người khuyết tật năm 2010).

Cơ sở chăm sóc người khuyết tật bao gồm:

– Cơ sở dịch vụ hỗ trợ người khuyết tật

– Cơ sở bảo trợ xã hội

– Trung tâm hỗ trợ người khuyết tật sống độc lập

– Cơ sở chăm sóc người khuyết tật khác

Theo quy định tại Điều 25 của Nghị định 28/2012/NĐ-CP  quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật người khuyết tật về điều kiện cấp giấy phép hoạt động như sau:

“ Điều 25. Điều kiện cấp giấy phép hoạt động chăm sóc người khuyết tật

Cơ sở chăm sóc người khuyết tật được cấp giấy phép hoạt động chăm sóc người khuyết tật khi có đủ các điều kiện sau đây:

1. Được thành lập hợp pháp theo quy định của pháp luật.

2. Người đứng đầu cơ sở phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; có phẩm chất đạo đức tốt, không mắc tệ nạn xã hội và không thuộc đối tượng bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đã bị kết án mà chưa được xóa án tích;

3. Có nhân viên trực tiếp tư vấn, chăm sóc người khuyết tật đáp ứng quy định tại Điều 26 Nghị định này;

4. Trường hợp cơ sở chăm sóc người khuyết tật có nuôi dưỡng người khuyết tật thì ngoài các điều kiện quy định tại Khoản 1, Khoản 2 và Khoản 3 Điều này còn phải bảo đảm các điều kiện về môi trường, cơ sở vật chất, tiêu chuẩn chăm sóc, nuôi dưỡng quy định của Chính phủ đối với cơ sở bảo trợ xã hội.”

Vậy, để được hoạt động thì cơ sở chăm sóc người khuyết tật phải đáp ứng đủ các điều kiện trên.

(Ảnh : Sưu tầm)

Đối với nhân viên trực tiếp chăm sóc người khuyết tât phải đảm bảo các điều kiện tại Điều 26 Luật Người khuyết tật như sau:

– Có sức khỏe để thực hiện chăm sóc người khuyết tật (Khoản 1)

– Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ (Khoản 2)

– Có phẩm chất đạo đức tốt, không mắc tệ nạn xã hội và không thuộc đối tượng bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đã bị kết án mà chưa được xóa án tích (Khoản 3)

– Có kỹ năng để chăm sóc người khuyết tật (Khoản 4)

Sau khi đáp ứng đủ các điều kiện trên, cơ sở cần soạn hồ sơ xin cấp phép hoạt động chăm sóc người khuyết tật gửi đến Sở Lao động – Thương binh và xã hội hoặc Phòng lao động thương binh và xã hội. Thẩm quyền cấp giấy phép của hai cơ quan này khác nhau ở chỗ:

– Sở Lao động – Thương binh và xã hội cấp giấy phép đối với các trường hợp sau:

+ Cơ sở do tổ chức, cá nhân nước ngoài thành lập có trụ sở chính đặt tại địa phương

+ Cơ sở do cơ quan, tổ chức cấp tỉnh thành lập

+ Cơ sở thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính Phủ, cơ quan Trung ương, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp có trụ sở chính của cơ sở chăm sóc người khuyết tật đặt tại địa phương

Công Năng

Bài viết liên quan

Picture6

Hải Phòng: Lễ biểu dương 139 học sinh,sinh viên tiêu biểu xuất sắc của Thành phố năm 20

Picture2

Thành phố Nam Định hình thành 3 vùng phát triển sau sáp nhập

Picture2

Tạp chí Lao động và Sáng tạo trao 1.000 suất quà đến người dân Lào Cai bị ảnh hưởng do cơn bão số 3

NGƯỜI KHUYẾT TẬT ĐỆ ĐƠN XIN TRỢ GIÚP PHÁP LÝ

Đoàn luật sư thành phố Hà Nội hưởng ứng tham gia ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” thành phố Hà Nội năm 2024

Picture1

Thái Nguyên: Nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa nhân Ngày Người khuyết tật Việt Nam 18/4

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang