Cô học trò vẽ ước mơ bằng đôi chân

(ĐHVO). Không có đôi tay nguyên vẹn như các bạn đồng trang lứa, nhưng H’ Lanh lại có một đôi chân dẻo dai, thoăn thoắt có thể làm được mọi việc. Đinh Thị H’Lanh –  12 năm em đã “vẽ tương lai” của mình bằng đôi chân trần.H’Lanh nhớ lại, em sinh ra và lớn lên tại làng Krối 1 (xã Đak Smar, Kbang, Gia Lai). Bố mẹ H’Lanh sinh được 5 anh em, H’Lanh là con thứ 2 trong gia đình.

Gia đình H’Lanh vốn là người đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng đặc biệt khó khăn. Bố mẹ hàng ngày đi làm nương rẫy nên H’Lanh cũng phải tự mình làm tất cả bằng đôi chân.

Lúc mới tập đi, vì không có tay khiến cơ thể em bị mất thăng bằng và không có điểm tựa bấu víu nên mỗi khi đứng dậy, H’Lanh lại “ngã uỵch” xuống đất, có khi đập cả đầu vào tường nhà. Cứ thế, vết sẹo cũ chưa lành thì vết thương mới lại xuất hiện trên cơ thể.

 

H’Lanh chia sẻ: “Em lớn lên chỉ có đôi chân, bố mẹ đi làm hết, khổ nhất là mỗi lần em đi vệ sinh mà không có đôi tay…Khi lên 7 tuổi, em thấy các bạn trong làng đều cắp sách đến trường nên em đã năn nỉ bố mẹ cho em đi học…Mãi đến năm 8 tuổi, nhà trường mới nhận em vào học”.

Do mất đi đôi tay nên em đã tập cầm bút bằng chân. Mới đầu, những nét chữ không theo ý muốn. Nhưng để bám được lớp, ngày ngày em thường lấy vở ra luyện viết bảng chữ cái…

Lúc đó chân kẹp bút sưng đỏ và tê cứng, nhiều lần em đau chân phát khóc. Nhưng nhờ bố mẹ và thầy cô động viên nên em đã kiên trì luyện tập. Qua 12 năm, vượt qua các cấp học thì em đã viết, vẽ thành thạo trên chính đôi chân của mình.

Ảnh minh họa – Nguồn internet

Vẽ ước mơ bằng chân

Những ngày đầu tiên đến lớp, H’Lanh rất hào hứng vì được đi học, chơi với bạn bè. Tuy nhiên, khó khăn với em cũng bắt đầu từ đây, khi không có đôi tay, em phải học viết bằng chân. Những nét chữ nguệch ngoạc, chân bị chuột rút hay sưng tấy xẩy ra thường xuyên.

Nhưng dưới sự động viên của gia đình, thầy cô. Em  cố gắng viết chậm lại, những nét chữ xiêu vẹo dần trở nên thẳng hàng và tròn trịa hơn. Giờ đây em có thể viết thành thạo trên chính đôi chân của mình.

Để tạo điều kiện tốt nhất cho H’Lanh đi học, nhà trường đã giành riêng một phòng trong khu tập thể giáo viên cho H’Lanh và một người thân vào ở. Bên cạnh đó, các thầy cô giáo còn góp tiền gây quỹ để hỗ trợ mua lương thực, nhu yếu phẩm cho cô học trò khiếm khuyết.

Mặc dù thành tích học tập của H’Lanh không phải là xuất sắc, nhưng thầy cô và các bạn luôn yêu quý cô học trò nhỏ bởi sự quyết tâm, vươn lên trong học tập.

 

H’Lanh tâm sự: “Em chỉ mong mình học giỏi hơn để bố mẹ vui lòng và không phụ công thầy cô giúp đỡ. Gia đình khó khăn, còn hai em nhỏ đang ăn học nên em muốn đi học để sau này có thể tự kiếm tiền nuôi bản thân và phụ giúp gia đình. Bản thân em khuyết tật vậy nên em cũng không dám có ước mơ như bao người bình thường. Nhưng em luôn thích vẽ và làm thơ…”.

Điều làm chúng tôi ấn tượng nhất ở cô học trò người Banar chính là cuộc sống tràn ngập tiếng cười. Tuy đang ở tuổi dễ sinh tâm lý ngại ngần với bè bạn, vì sinh ra với hình hài không lành lặn. Nhưng ẩn sâu trong em là một ý chí và nghị lực kiên cường như loài hoa Pơ lang và cây Kơ nia của núi rừng Tây Nguyên.

Và may mắn hơn, H’Lanh được sống và học tập trong một môi trường chứa đựng đầy tình yêu thương lớn lao của mọi người. Ở lớp, H’Lanh viết chữ bằng chân, về nhà em cũng dùng chân thay tay để cầm chổi quét nhà…đôi chân ấy cũng lật giở từng trang sách khiến lòng tôi nghẹn ngào, mong sao ước mơ cháy bỏng của bông hoa Pơ lang cũng sẽ sang một trang mới, một trang tươi đẹp hơn…

Nam Phương (T/H)

Bài viết liên quan

80

CHÚNG TA SẼ HỒI SINH MẠNH MẼ

CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH – MỘT NHÀ BÁO CÁCH MẠNG LỖI LẠC SỐNG MÃI VỚI THỜI GIAN

bà lịch - PX

Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng nghiệp: Trợ giúp pháp lý thành công cho người nghèo, người khuyết tật

Song-vinh-quan-giu-doi-thuo

Cảm phục tấm gương nữ thương binh vinh dự được Thủ tướng tuyên dương

IMG_0144

Tấm gương thương binh tỷ phú ở Nông trường Mộc Châu

nam

Hà Nam: Phát huy vai trò “Tuổi cao – Gương sáng” của người cao tuổi trong gia đình và xã hội

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang