Cô gái “tự may” lại cuộc đời mình!

(ĐHVO) Không chỉ trở thành niềm cảm hứng cho những người cùng cảnh ngộ và khát khao vươn lên trong cuộc sống, Phạm Thị Thắm đã biến điều không thể thành có thể khi tự “may” lại cuộ đời mình bằng nghị lực phi thường và lan tỏa cảm hứng đến mọi người xung quanh.

Sinh ra vốn là một đứa trẻ bình thưởng, khỏe mạng nhưng đến năm 9 tuổi, Phạm Thị Thắm (xã Đông Lĩnh, thành phố Thanh Hóa) bị mắc căn bệnh viêm tủy. Biến cố này đã thay đổi hoàn toàn cuộc đời của một cô gái. Hơn 10 năm, dù phải đi vay mượn, bán đi những tài sản quý giá, gia đình đã đưa Thắm đi khắp các bệnh viện ở Hà Nội để chữa trị. Thế nhưng bệnh tình không hề tiến triển và đành chấp nhận sự thật gắn bó hết cuộc đời với chiếc xe lăn.

Thiết nghĩ, cuộc đời chị sẽ không tìm thấy được nguồn sáng, sẽ ở trong cái bóng tối mù mịt đó. Nhưng bản thân Thắm luôn có tinh thần, ý vươn lên mạnh mẽ trong cuộc sống. Cơ duyên đưa chị đến với nghề may và thiết kế trang phục. “Từ nhỏ mình đã thích quần áo, thời trang. Suốt ngày mình ngồi may quần áo cho búp bê. Nhưng khi bị bệnh, nghĩ là mình không làm được nghề này. Vì chiếc máy may cần phải đạp chân ga mà chân mình thì không làm được” – Thắm chia sẻ.

Phạm Thị Thắm tự tay thiết kế và may những bộ áo dài – Ảnh nguồn internet

Tự tìm hiểu, tự học cách điều khiển bàn ga bằng khuỷu tay. Khi cảm thấy mình có thể kiểm soát được máy, Thắm bắt đầu đi xin học nghề. Nhưng khó khăn cũng bắt đầu từ đây. Đi đến đâu người ta từ chối đến đó. Dù sau đó khó khăn, dù vất vả bệnh tật đau đớn nhưng bằng ý chí, nghị lực và khát vọng vươn lên để tìm lấy lối thoát. Thắm đã không ngừng lỗ lực, bước qua rào cản của cuộc sống, để có được sự thành công như hiện tại.

Mở lớp dạy miễn phí cho người khuyết tật

Bằng ý chí, nghị lực Thắm đã vượt qua được những khó khăn trong thao tác cắt may, giờ đây chị hiện đang là chủ một cửa hàng may đo, thiết kế trang phục. Từng ngày, Thắm thổi hồn vào những thiết kế của mình, đặc biệt là tình yêu với những chiếc áo dài.

Thắm cho rằng, cô làm được nghề này không phải nhờ vào năng khiếu, mà nhiều nhất vẫn nhờ vào sự chăm chỉ, kiên trì và tình yêu với công việc mà mình làm. Nếu mình yêu và tìm thấy mục đích sống ở đó thì mình có thể làm được.

Không những vậy, Thắm còn mở lớp dạy may, ở cơ sở của Thắm, những người khuyết tật khó khăn sẽ được học miễn phí vì cô hiểu một công việc với người khuyết tật là vô cùng quan trọng. Bên cạnh đó, Thắm còn lập một kênh Youtube để chia sẻ kinh nghiệm may vá với những người ở xa, không có điều kiện đến trực tiếp.

Bên cạnh mở lớp dạy miễn phí, Thắm còn làm các clip trên youtube để dạy mọi người vì có rất nhiều người ở xa không thể đến trực tiếp được nên Thắm đã nghĩ ra cách này để chia sẻ trải nghiệm với mọi người về những cách may vá.

Vượt qua định kiến và sự thiếu tin tưởng của người đời, Thắm đã có thể chạm tay vào ước mơ của mình. Bằng trải nghiệm của bản thân và đồng cảm với người cùng cảnh ngộ, muốn sống với những đam mê, Thắm quyết định mở lớp dạy may cho mọi người và ở đó người khuyết tật khó khăn, sẽ được học miễn phí. Không chỉ là kỹ thuật may, Thắm còn truyền tới những học viên nguồn năng lượng tích cực, mang đến niềm vui, niềm hy vọng sống cho nhiều người khuyết tật khác. Chị là tấm gương thanh niên khuyết tật đầy nghị lực, vượt khó làm kinh tế giỏi.

Nam Phương

Bài viết liên quan

CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH – MỘT NHÀ BÁO CÁCH MẠNG LỖI LẠC SỐNG MÃI VỚI THỜI GIAN

bà lịch - PX

Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng nghiệp: Trợ giúp pháp lý thành công cho người nghèo, người khuyết tật

Song-vinh-quan-giu-doi-thuo

Cảm phục tấm gương nữ thương binh vinh dự được Thủ tướng tuyên dương

IMG_0144

Tấm gương thương binh tỷ phú ở Nông trường Mộc Châu

nam

Hà Nam: Phát huy vai trò “Tuổi cao – Gương sáng” của người cao tuổi trong gia đình và xã hội

hanh-trinh-vuot-kho-cua-co-rong-ti-hon-8-6221

Hành trình vượt khó của ‘cô rồng tý hon’

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang