Chữa ung thư, người bệnh bảo hiểm y tế được quyền vượt tuyến

Theo hướng dẫn mới nhất, tại Hà Nội, người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) khi mắc các bệnh nhiễm trùng và ký sinh trùng, ung thư, bệnh về máu, miễn dịch, nội tiết dinh dưỡng chuyển hóa, thai sản… có quyền được chuyển thẳng lên cơ sở khám chữa bệnh tuyến 1.

Hà Nội ban hành hướng dẫn mới về chuyển tuyến khám chữa bệnh BHYT

Liên ngành Sở Y tế – Bảo hiểm xã hội (BHXH) TP Hà Nội vừa ban hành hướng dẫn số 3968/HD-YT-BHXH về việc chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh BHYT trên địa bàn thành phố.

Theo hướng dẫn mới này, người có thẻ BHYT được chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại Nghị định số 146/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật BHYT, Thông tư số 14/2014/TT-BYT và Thông tư số 40/2015/TT-BYT của Bộ Y tế.

Cụ thể, có 3 hình thức chuyển tuyến, gồm: Chuyển người bệnh từ tuyến dưới lên tuyến trên; chuyển người bệnh từ tuyến trên về tuyến dưới; chuyển người bệnh giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong cùng tuyến.

Với chuyển người bệnh từ tuyến dưới lên tuyến trên được thực hiện theo trình tự: tuyến 4 chuyển lên tuyến 3, tuyến 3 chuyển lên tuyến 2, tuyến 2 chuyển lên tuyến 1.

Trong đó, tuyến 4 là những người đăng ký khám chữa bệnh BHYT tại xã, phường, thị trấn và tương đươn; tuyến 3 tuyến khám chữa bệnh tại cơ sở y tế huyện, quận, thị xã và tương đương; tuyến 2 là tuyến tỉnh và tương đương; tuyến 1 là tuyến trung ương và tương đương.

Đối với trường hợp cấp cứu, người tham gia BHYT được đến khám bệnh, chữa bệnh tại bất kỳ cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nào và phải xuất trình các giấy tờ theo quy định trước khi ra viện.

Đáng chú ý, tai hướng dẫn mới này chỉ rõ một số trường hợp người bệnh BHYT sẽ được chuyển thẳng lên tuyến trên mà vẫn được coi là đúng tuyến. Cụ thể, nếu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến trên liền kề không có dịch vụ kỹ thuật phù hợp thì cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến dưới được chuyển lên tuyến cao hơn.

Cùng đó, người tham gia BHYT đăng ký khám chữa bệnh ban đầu tại cơ sở khám chữa bệnh tuyến 3 hoặc cơ sờ khám chữa bệnh tuyến 4 khi mắc các bệnh nhiễm trùng và ký sinh trùng, ung thư các loại, bệnh về máu, miễn dịch, nội tiết dinh dưỡng chuyển hóa, thai sản, hệ tuần hoàn, hô hấp… được chuyển thẳng lên cơ sở khám chữa bệnh tuyến 1 hoặc cơ sở khám chữa bệnh tuyến 2 là cơ sở y tế đủ điều kiện để chẩn đoán và điều trị bệnh.

KENBI/Nguồn:Anninhthudo.vn

Bài viết liên quan

NGƯỜI KHUYẾT TẬT ĐỆ ĐƠN XIN TRỢ GIÚP PHÁP LÝ

Đoàn luật sư thành phố Hà Nội hưởng ứng tham gia ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” thành phố Hà Nội năm 2024

Picture1

Thái Nguyên: Nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa nhân Ngày Người khuyết tật Việt Nam 18/4

Picture1

Trường THPT Bắc Kiến Xương lọt top những ngôi trường hàng đầu Thái Bình

5-1712332006101296289476

Đóng học phí một lần: Thực hiện sao cho đúng luật?

z5314683295603_d42ec9ed4bb4a30f54fd34b04322fdfa

Hội Người khuyết tật tỉnh Hà Nam: Nâng cao năng lực trong lĩnh vực quản lý vốn vay quay vòng dành cho hội viên

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang