Chùa Khmer – Nét đẹp văn hóa độc đáo ở Trà Vinh

Chùa Vàm Ray ở xã Hàm Tân, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh luôn được nhắc đến bởi điểm nổi bật là tượng Phật Thích Ca nhập Niết Bàn với chiều dài lên tới 54m. Với lối kiến trúc tinh xảo cùng các lớp hình tượng chạm trổ, điêu khắc tỉ mỉ – ngôi chùa này đã thể hiện được nét đẹp trong tư duy và nét đẹp trong văn hóa kiến trúc của người Khmer Trà Vinh nói riêng, của người Khmer Nam Bộ nói chung. Đặc biệt, đối với nhiều người dân ở ấp Vàm Ray, thì đây không chỉ là nơi bảo tồn nét kiến trúc đặc sắc của người Khmer mà còn là ngôi nhà chung để họ gắn bó cả cuộc đời.


Tượng Phật Thích Ca nhập Niết Bàn ở chùa Vàm Ray

Lễ Sêndôlta tại chùa Vàm Ray, xã Hàm Tân – Trà Cú

Không chỉ riêng chùa Vàm Ray, mà tất cả những ngôi chùa Khmer nói chung từ ngàn đời nay vẫn luôn là trung tâm sinh hoạt văn hóa của cộng đồng dân cư trong khu vực. Từ những ngày lễ thuần túy của Phật giáo đến những ngày Lễ, hội đặc biệt của người Khmer như: ChôlChnămThmây, Sêndôlta, Okombok, Lễ dâng y…đều được diễn ra tại chùa và gắn liền với các hình thức văn hoá truyền thống của dân tộc và các trò chơi dân gian, thu hút đông đảo cộng đồng tham gia. Thông qua các hoạt động này giúp con người sống gần gũi và thân thiện, đoàn kết và thương yêu đùm bọc lẫn nhau. Đây cũng chính là một trong những nét đẹp trong lối sống, văn hóa của người Khmer Trà Vinh và là ý nghĩa quan trọng của ngôi chùa Khmer từ ngàn đời nay.

Chánh điện – Nơi có kiến trúc độc đáo của các ngôi chùa Khmer

Đối với đồng bào Khmer, chùa không chỉ là nơi bảo tồn nét kiến trúc đặc trưng, không chỉ là trung tâm sinh hoạt văn hóa cộng đồng mà hơn hết còn là chỗ dựa tinh thần, hướng bản thân họ đến những giá trị tốt đẹp. Đại đức Dương Ngọc Tấn – Chùa Kompôngchrây, TT Châu Thành, huyện Châu Thành chia sẽ:

Thông thường, trẻ em Khmer vào 3 tháng hè đều được đưa đến chùa để học chữ Khmer nhằm lưu giữa nét chữ đặc trưng của dân tộc; còn mỗi người con trai Khmer, dù bất cứ tầng lớp xã hội nào khi lớn lên đều phải đến chùa tu để rèn luyện nhân cách, học giáo lý và Phật pháp; họ xem việc đi tu là trả hiếu, là nghĩa vụ và vinh dự của cuộc đời. Vì thế, chùa không chỉ là nơi rèn luyện về đạo đức và nhân cách cho các thế hệ thanh niên mà còn hướng mỗi người đến những điều tốt đẹp trong lối sống và nhân cách.

Cò sinh sống quanh khuôn viên chùa Nodol (chùa Cò) ở ấp Giồng Lớn, xã Đại An

Một điều quan trọng không kém mà chúng ta dể nhìn thấy nhất mỗi khi đến tham quan các chùa Khmer là nơi đây có được một không gian rất yên bình, một môi trường sống an lành với hàng ngàn loài chim về làm tổ trú ngụ trên các cây cổ thụ luôn được các sư ra sức bảo vệ qua hàng thế kỷ nay. Đây là nét đẹp đặc trưng của những ngôi chùa Khmer, chính điều này cũng góp phần làm nên sự cân bằng trong môi trường sống của thiên nhiên.

Trang Nhung/ theo Xuân Thảo (Đài PTTH Trà Vinh)

Bài viết liên quan

43

Chuỗi hoạt động chào mừng 70 năm giải phóng thành phố Nam Định

“Tháng 3 giỗ mẹ” – tưởng nhớ Thánh Mẫu Liễu Hạnh

1

Bầu chọn danh hiệu “Vận động viên (VĐV) tiêu biểu và đề cử vận động Thể thao người khuyết tật xuất sắc thành phố Hải Phòng lần thứ 30 năm 2023”

tl-1-5308.jpg

Quảng Bình: Triển lãm về văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số

thoi-3-2228

Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy xoá mù chữ ở Lạng Sơn

D29031

Giải marathon Quốc gia 2023 xác lập kỷ lục Việt Nam

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang