Chú trọng tạo việc làm cho lao động nông thôn

Nhiều năm qua, các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Gia Lâm tập trung tạo việc làm cho lao động nông thôn. Đặc biệt, những làng nghề truyền thống đã và đang phát huy hiệu quả, giúp hàng chục nghìn người có việc làm, thu nhập ổn định.

Nghề làm gốm sứ giúp nhiều lao động xã Kim Lan (huyện Gia Lâm) có việc làm, thu nhập ổn định. Ảnh: Nguyễn Bình

Xã Kim Lan (huyện Gia Lâm) có nghề làm gốm sứ từ hơn 500 năm trước. Hiện nay, toàn xã có hơn 90% số hộ làm nghề, trong đó có khoảng 30% số hộ làm kinh doanh sản phẩm gốm sứ, thương mại vận tải, dịch vụ… Mỗi hộ tạo việc làm ổn định cho 3-10 lao động chính và hàng chục lao động thời vụ với thu nhập 5-8 triệu đồng/người/tháng. Nghệ nhân Phạm Nguyên ở thôn 3 (xã Kim Lan), có thâm niên làm nghề gốm hàng chục năm cho biết: Gia đình mở xưởng sản xuất ở thôn 6, thuê 10 lao động thường xuyên với mức lương từ vài triệu đồng đến 15 triệu đồng/người/tháng, tùy tay nghề…

Chủ tịch UBND xã Kim Lan Nguyễn Thị Huệ cho biết: Toàn xã hiện có khoảng 500 hộ sản xuất, doanh nghiệp, hợp tác xã mua bán, dịch vụ, sản xuất kinh doanh gốm sứ, đáp ứng việc làm cho hơn 3.500 lao động. Những năm gần đây, gốm sứ Kim Lan đã có những chuyển biến tích cực. Toàn xã có 356/364 hộ chuyển đổi công nghệ sản xuất từ lò hộp (đốt bằng than) sang lò đốt bằng gas gắn công nghệ điều khiển từ xa bằng máy tính, điện thoại thông minh; số hộ sản xuất hàng sứ xuất khẩu ngày càng nhiều. Riêng 6 tháng đầu năm 2020, tổng giá trị sản xuất thủ công nghiệp trên địa bàn xã đạt hơn 218 tỷ đồng, dịch vụ – thương mại đạt gần 60 tỷ đồng…

Đối với xã Đông Dư, mặc dù không có nghề truyền thống, nhưng 100% lao động trong độ tuổi của xã đều có việc làm, thu nhập ổn định. Phó Chủ tịch UBND xã Đông Dư Nguyễn Trung Thành cho biết, xã có gần 50% số lao động trong độ tuổi đang làm công nhân trong các nhà máy, xí nghiệp, xưởng sản xuất ở Khu công nghiệp Sài Đồng (quận Long Biên) và VinCity Gia Lâm với thu nhập 6-8 triệu đồng/người/tháng. Ngoài ra, Đông Dư còn có hơn 100ha trồng ổi, góp phần tạo việc làm ổn định cho lao động nông nghiệp. Bà Nguyễn Thị Lan Anh ở thôn 3, xã Đông Dư cho biết, gia đình trồng ổi trên diện tích 2,5 mẫu, doanh thu hàng trăm triệu đồng/năm, tạo việc làm ổn định cho các thành viên trong gia đình và 4-5 lao động thời vụ.

Theo đánh giá của Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện Gia Lâm, những năm qua, công tác giải quyết việc làm cho người lao động trong độ tuổi trên địa bàn huyện luôn đạt hiệu quả cao. Đơn cử, năm 2019, toàn huyện đã giải quyết việc làm cho hơn 9.200 lao động thông qua các hình thức vay vốn, xuất khẩu lao động, đào tạo nghề…

Phó Trưởng phòng Kinh tế huyện Gia Lâm Lê Thị Thu Hằng thông tin thêm: Toàn huyện hiện có gần 3.500 doanh nghiệp, 42 hợp tác xã dịch vụ, hơn 13.000 hộ kinh doanh cá thể, hơn 2.200 hộ sản xuất công nghiệp… Những địa phương có nghề truyền thống sản xuất gốm sứ, sản phẩm từ da, chế biến gỗ, dược liệu… đang được duy trì và phát triển mạnh. Trong sản xuất nông nghiệp, huyện tập trung phát triển theo hướng chuyên canh, quy hoạch thành vùng chăn nuôi, trồng cây ăn quả, rau an toàn…

“Đây chính là những điều kiện hữu ích giúp hàng chục nghìn lao động trong độ tuổi của địa phương có việc làm, thu nhập ổn định, nâng cao chất lượng cuộc sống. Nhờ đó, đến nay Gia Lâm không còn hộ nghèo. Thời gian tới, huyện tiếp tục quan tâm phát triển mạnh các làng nghề truyền thống theo hướng du lịch làng nghề, du lịch sinh thái, xuất khẩu sản phẩm làng nghề… để các lao động trong độ tuổi có việc làm ổn định, thu nhập cao”, bà Lê Thị Thu Hằng cho hay.

Theo nguồn Báo Hà Nội Mới

Bài viết liên quan

20

Nam Định: Nhân lên các lợi thế và chiến lược thu hút đầu tư FDI

123

Phê duyệt chương trình phát triển đô thị thành phố Hải Phòng định hướng đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050

pct

Nam Định: Chủ tịch HĐND và Chủ tịch UBND tỉnh đạt 100% phiếu tín nhiệm cao

av1

Thanh Hoá: Hà Trung tăng tốc về đích huyện nông thôn mới năm 2023

D30094

Nam Định: Khởi công dự án Xây dựng cầu vượt sông Đáy nối tỉnh Ninh Bình và Nam Định

D18091

Quan điểm của Đảng và Nhà nước về phát huy vai trò các chủ thể trong mô hình liên kết sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam hiện nay

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang