Chữ nổi – những chấm nhỏ kì diệu đối với người khiếm thị

(DHVO). Chữ nổi từ lâu đã được biết đến là công cụ hỗ trợ cho những người khuyết tật thị giác trong việc đọc sách, viết chữ. Tuy nhiên, không phải tất cả trong chúng ta đều biết chữ nổi ra đời từ khi nào và vận hành ra sao.

Phát minh vĩ đại của chàng sinh viên khiếm thị

Chữ nổi được Louis Braille phát minh ra vào khoảng thập niên 1820. Không may bị khiếm thị từ khi mới 3 tuổi, nhưng với tinh thần ham học hỏi, nghiên cứu của mình, Braille luôn cố gắng tìm ra cách để bản thân cũng như những người có cùng hoàn cảnh với mình có thể tiếp cận tri thức thông qua việc đọc sách, thay vì chỉ dùng tai để lắng nghe.

Ánh sáng xuất hiện khi ông tình cờ nghe được một Đại úy quân đội chia sẻ về cách truyền tin trong bóng tối dựa vào những dấu chấm và dấu gạch nổi trên giấy dày. Thông tin đó như khơi nguồn cho sự sáng tạo và tri thức vốn có của ông, và sau nhiều tháng ngày mày mò nghiên cứu, cuối cùng Braille cũng đã xây dựng được một hệ thống ký tự bằng dấu chấm nổi trên giấy, có thể biểu thị được các ký tự chữ cái, chữ số thậm chí là các ký hiệu trong âm nhạc.

Trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử, hệ thống chữ nổi của Louis Braille chính thức được thế giới công nhận vào năm 1895 và người ta đã lấy tên ông đặt cho hệ thống chữ cái đặc biệt này, như một lời tri ân vì phát minh vĩ đại.

Năm 1898, hệ thống chữ nổi Braille du nhập vào Việt Nam và được Việt hóa. Điều đặc biệt là, cả một hệ thống ngôn ngữ, chữ cái, chữ số và ký hiệu đồ sộ, đa dạng được biểu thị chỉ bằng 6 chấm tròn nhỏ nhắn với những quy tắc nhất định.

Louis Braille, người thanh niên khiếm thị đã phát minh ra hệ thống chữ kỳ diệu (Ảnh: Internet)

Quy tắc của những dấu chấm diệu kỳ

Chữ Braille được biểu diễn trong một ô hình chữ nhật đặt đứng gồm các chấm nổi, có thể nhận biết khi sờ bằng đầu ngón tay. Mỗi ô có tối đa 6 chấm. Bên trái gồm 3 chấm lần lượt từ trên xuống dưới là chấm 1, chấm 2, chấm 3. Bên phải gồm 3 chấm, lần lượt từ trên xuống dưới là chấm 4, chấm 5, chấm 6.

Để biểu hiện một kí tự bất kì thì phải đục ít nhất 1 chấm chứ không được để trắng. Các chấm được gọi tên bằng số thứ tự để dễ dàng mô tả khi dạy và học chữ nổi. Do số lượng và vị trí xuất hiện của các chấm khác nhau mà ta có các ký tự khác nhau. Có những kí tự như chữ cái, chữ số, dấu câu, dấu thanh… chỉ cần một ô là đủ. Một vài kí tự đặc biệt lại cần đến vài ô (mỗi ô 6 chấm) để biểu thị.

Tại Việt Nam, do chúng ta sử dụng ngôn ngữ La-tinh, nên chữ nổi của Việt Nam được hoàn thiện dựa trên bảng chữ của Pháp. Tuy nhiên, ngoài các chữ cái, các thanh, dấu trong tiếng Việt cũng được biểu thị và đặt ngay trước nguyên âm.

Bảng chữ nổi Braille được sử dụng trong tiếng Việt (Ảnh: Internet)

Hệ thống chữ nổi Braille đã thực sự giúp ích cho những người mù, người khiếm thị trong việc tiếp cận được với tri thức một cách chủ động hơn. Đây thật sự là một phép màu có thực đối với những người không may mất đi ánh sáng.

Minh Hằng

Bài viết liên quan

Picture6

Hải Phòng: Lễ biểu dương 139 học sinh,sinh viên tiêu biểu xuất sắc của Thành phố năm 20

Picture2

Thành phố Nam Định hình thành 3 vùng phát triển sau sáp nhập

Picture2

Tạp chí Lao động và Sáng tạo trao 1.000 suất quà đến người dân Lào Cai bị ảnh hưởng do cơn bão số 3

NGƯỜI KHUYẾT TẬT ĐỆ ĐƠN XIN TRỢ GIÚP PHÁP LÝ

Đoàn luật sư thành phố Hà Nội hưởng ứng tham gia ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” thành phố Hà Nội năm 2024

Picture1

Thái Nguyên: Nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa nhân Ngày Người khuyết tật Việt Nam 18/4

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang