Chủ động ứng phó với mưa lớn, lũ quét và sạt lở đất

Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai vừa ban hành văn bản gửi Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các tỉnh, thành phố khu vực Bắc Bộ về việc chủ động ứng phó với mưa lớn, lũ quét, sạt lở đất nhằm giảm những thiệt hại do thiên tai gây ra.

Để chủ động ứng phó, đảm bảo an toàn về người và tài sản, Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống thiên tai đề nghị Ban Chỉ huy PCTT&TKCN các tỉnh, thành phố tập trung triển khai các nhiệm vụ ứng phó với diễn biến của mưa, lũ, lũ quét, sạt lở đất theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 1021/CĐ-TTg ngày 1/8/2020.

Ảnh minh họa, nguồn TTXVN

Theo đó, chỉ đạo chính quyền cơ sở và lực lượng xung kích phòng, chống thiên tai kiểm tra, rà soát các khu dân cư ven sông, suối, hạ lưu hồ, đập, khu vực thấp trũng có nguy cơ cao xảy ra ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất để chủ động tổ chức di dời, sơ tán người dân đến nơi an toàn khi có tình huống nguy hiểm. Khơi thông dòng chảy, nhất là trên các suối, khe cạn, các ao hồ có nguy cơ mất an toàn.

Đồng thời, bố trí lực lượng kiểm soát, hướng dẫn giao thông, nhất là qua các ngầm, tràn, khu vực ngập sâu, nước chảy xiết. Tuyên truyền, ngăn chặn không để người dân vớt củi trên sông, suối khi mưa lũ; chủ động bố trí lực lượng, vật tư, phương tiện để khắc phục sự cố, đảm bảo giao thông thông suốt trên các trục giao thông chính.

Lưu ý thông báo cho các chủ đầu tư có công trình đang xây dựng trên và ven sông, suối; các chủ phương tiện vận tải thuỷ, khai thác khoáng sản biết thông tin về mưa, lũ để chủ động có biện pháp bảo đảm an toàn cho người, phương tiện, thiết bị và công trình.

Kiểm tra công tác bảo đảm an toàn hồ đập, nhất là các hồ đập xung yếu, hồ thuỷ điện nhỏ, công trình đang thi công, sửa chữa. Bố trí lực lượng, vật tư, máy móc, thiết bị sẵn sàng ứng phó, xử lý khi có tình huống. Rà soát, tổ chức triển khai các phương án phòng chống lũ trên hệ thống sông theo cấp báo động; tập trung theo dõi, giám sát các trọng điểm đê điều xung yếu để chủ động xử lý kịp thời khi có tình huống xảy ra.

Đặc biệt, chỉ đạo đài phát thanh, truyền hình tỉnh, huyện, xã và các phương tiện thông tin của địa phương tăng cường thông tin về mưa lũ và các biện pháp phòng tránh đến người dân tại các thôn, bản vùng sâu, vùng xa. Duy trì lực lượng, phương tiện cứu hộ, cứu nạn để sẵn sàng ứng cứu khi có yêu cầu.

Lan Phương (T/h)

Bài viết liên quan

Thạc sĩ Phạm Văn Hưng, hiệu trưởng Trường nuôi dạy trẻ em khiếm thị Hải Phòng đọc diễn văn khai giảng năm học mới.

Lễ khai giảng tại Trường Nuôi dạy trẻ em khiếm thị Hải Phòng

Hình ảnh tại chương trình

Nam Định: Trao học bổng cho học sinh vượt khó

bí thư tỉnh ủy

Nam Định: Công bố quyết định thành lập Đảng bộ thành phố và Đảng bộ các phường sau sáp nhập

Hình ảnh minh họa (nguồn internet)

Nam Định: Chấn chỉnh công tác đấu giá quyền sử dụng đất

Bảo hiểm thương tật, cứu cánh cho người lao động nếu không may tai nạn

Picture1

HOA ĐÀO NỞ MUỘN

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang