Chợ Viềng Xuân!

(DHVO). Chợ Viềng thuộc thôn Trung Thành, xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, Nam Ðịnh, trước đây chợ còn có tên là chợ chơi du xuân (du xuân thị). Bao quanh là cả một quần thể di tích thờ Thánh mẫu Liễu Hạnh – Thần chủ Ðạo Mẫu Việt Nam, nên cùng với việc đi chơi chợ là hoạt động lễ Mẫu để người ban cho sức khoẻ và tài lộc. Chợ Viềng mỗi năm chỉ họp có một phiên thôi, phiên chợ bắt đầu từ nửa đêm mồng 7 đến sáng mồng 8 tết.


Lỡ một phiên chợ Viềng là lỡ cả một năm, từ lâu không chỉ người dân Nam Ðịnh mà người dân thập phương Hà Nội vào, Thanh – Nghệ ra, Hải Phòng – Quảng Ninh lên, ai cũng cố đi chợ Viềng một lần để mong có lộc cho cả năm buôn may bán đắt; để chơi, để tìm kiếm món đồ có giá hời, thậm chí chỉ để lấy tiếng là đã đi chợ Viềng.

Chợ Viềng dù chỉ một ngày nhưng hàng hóa thì phong phú, chợ là hai dãy quán chủ yếu là tre, nứa dựng tạm ở bên lề đường, chạy dài suốt từ cầu Đại An đến cầu Ba Toa với đầy đủ sắc màu. Chợ cũng bày bán đủ mọi thứ hàng hoá, nhưng điều đặc biệt ở đây là cả người bán lẫn người mua đều không mặc cả với quan niệm cầu may, và không đặt mục đích lợi ích kinh tế lên trên hết.

Viềng  Nam Trực cách Viềng Phủ 30km, muốn đi được cả hai chợ Viềng thì phải từ Viềng Phủ trước, đi vào giữa đêm. Trời tối như  mực, đường sang Viềng Nam Trực phải đi qua hai quãng đồng rộng mênh mông, gió thổi ù ù lạnh buốt. Viềng Chùa cách Viềng Phủ một con Sông Đào muốn qua phải đi qua đò, theo tục truyền do một năm nước Sông Đào dâng cao, người dân bên tả Sông Đào không sang sông họp chợ được nên về khu vực chùa Đại Bi họp chợ, và từ đó Viềng Chùa ra đời phục vụ cho nhu cầu tín ngưỡng của người dân bên tả Sông Đào nói chung cũng như miền Nam Trực nói riêng.

Gian hàng bày bán các loại đồ đồng cũ

Viềng Chùa cũng có cây cảnh, có thịt bò, nhưng trừ dân sở tại, còn thì người tứ xứ về đây chỉ cốt để tìm kiếm, sục sạo trong những nồi niêu, xoong chảo, bát mẻ, đã vỡ, bếp dầu, phích Rạng Ðông, đèn Hoa Kỳ để kiếm một món đồ cổ thứ thiệt nào đó mà chủ nhân của nó lơ ngơ bán với giá đồng nát.

Tục truyền, chợ Viềng đầu xuân chuyên họp về ban đêm, với quan niệm trao đổi những vật dụng cũ cho nhau để lấy may, với hy vọng một năm mới mưa gió thuận hòa, và cầu một năm mùa màng bội thu, chính vì lý do đó mà nhiều gia đình mang những món đồ cổ lâu đời có giá trị mang đi trao đổi mà không biết, cũng có người may mắn đổi được những món đồ giá trị, tuy nhiên với các vật dụng mang đi trao đổi thì không ai bị thiệt bởi quan niệm vật trao đổi để cầu may mắn, và vật dụng họ mang đi trao đổi thường là những vật dụng không có mang lại nhiều giá trị sử dụng cho họ, nhưng lại là món đồ vô giá đối với người thự sự có nhu cầu.

Với quan niệm cầu may có lẽ chỉ có chợ Viềng đêm mồng 7 rạng ngày mồng 8 tháng giêng là đặc biệt, bởi giá trị nhân văn mà bao đời nay vẫn giữ nguyên bản sắc riêng.

Trần Hồng

Bài viết liên quan

Bí thư Tỉnh ủy Phạm Gia Túc (ở giữa) cùng Chủ tịch HĐND Lê Quốc Chỉnh ủng hộ tại Lễ Phát động

Nam Định: Phát động ủng hộ đồng bào vùng lũ

Picture1

Cần đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền phổ biến pháp luật đối với người khuyết tật

Picture2

Mô hình hợp tác xã với sự tham gia và hỗ trợ người khuyết tật

Picture1

Vai trò và tầm quan trọng của thông tin số liệu về người khuyết tật

Picture1

Ngày hội Hội “Tỏa sáng nghị lực thanh niên Bắc Giang năm 2024”

Picture3

Cần tăng cường phổ biến kiến thức pháp luật cho người khuyết tật

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang