Chính sách nhân đạo dành cho người khuyết tật theo Bộ luật lao động năm 2019 có hiệu lực từ 1/1/2021

(ĐHVO). Bộ luật lao động năm 2019 có hiệu lực từ ngày 1/1/2021 kế thừa Bộ luật lao động năm 2012 quy định nhiều chính sách nhân đạo, bảo vệ quyền lợi của lao động là người khuyết tật.


Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Quyền của người lao động khuyết tật

Lao động là người khuyết tật được hưởng toàn bộ quyền lợi và bình đẳng như những người lao động bình thường. Người khuyết tật được hưởng đầy đủ các quyền lợi của người lao động quy định tại Điều 5 Bộ luật lao động 2019 bao gồm:

(i). Người lao động được làm việc và tự do lựa chọn nơi làm việc, nghề nghiệp, học nghề và nâng cao trình độ nghề nghiệp. Người lao động khuyết tật được học tập và hưởng các chế độ giáo dục, trong đó được hưởng ưu tiên học phí, được học nghề miễn phí tại một số trung tâm đào tạo nghề. Người lao động khuyết tật không bị phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động hay quấy rối tình dục tại nơi làm việc.

(ii). Người lao động khuyết tật được hưởng lương phù hợp với trình độ, kỹ năng nghề trên cơ sở thỏa thuận với người sử dụng lao động; được bảo hộ lao động, làm việc trong điều kiện bảo đảm về an toàn, vệ sinh lao động; nghỉ theo chế độ, nghỉ hằng năm có hưởng lương và được hưởng phúc lợi tập thể. Khi làm việc tại doanh nghiệp, cơ quan tổ chức, người lao động được quyền đàm phán lương, thưởng với người lao động, chế độ của người lao động khuyết tật được quy định theo Hợp đồng lao động giữa người sử dụng lao động và người lao động, theo nội quy, quy chế của Công ty. Người lao động khuyết tật cũng có thể được tăng lương trước thời hạn nếu người sử dụng lao động nhận thấy năng suất lao động của người lao động phù hợp, đạt tiêu chuẩn được nâng lương trước hạn. Trong quá trình lao động, người lao động khuyết tật được đảm bảo về an toàn lao động, chăm sóc khỏe để đủ điều kiện làm việc, được hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, chế độ công đoàn theo quy định và theo quy chế Công ty. Người lao động được nghỉ ngơi, được nghỉ lễ, nghỉ phép, nghỉ hằng năm theo quy định của pháp luật.

(iii). Người lao đông khuyết tậ được thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức đại diện người lao động, tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật, các tổ chức này có thể là công đoàn lao đọng tại các đơn vị. Người lao động yêu cầu và tham gia đối thoại, thực hiện quy chế dân chủ, thương ltnmượng với người lao động và được tham vấn tại nơi làm việc đảm bảo lợi ích hợp pháp của mình;

(iv). Người lao động khuyết tật có quyền từ chối làm việc nếu có nguy cơ rõ ràng đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe trong quá trình thực hiện công việc. Người lao động trước khi từ chối làm việc cần thông báo trước cho người lao động, nêu ra ý kiến và căn cứ cho việc từ chối làm việc của mình.

(v) Người lao động khuyết tật có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. Khi đơn phương chấm dứt Hợp đồng lao động, người lao động khuyết tật phải thông báo trước cho người sử dụng lao động trong thời gian theo quy định.

(vi) Người lao động khuyết tật có quyền đình công theo quy định của pháp luật về đình công và hưởng các quyền khác theo quy định.

g) Các quyền khác theo quy định của pháp luật

Chính sách ưu tiên cho người lao động khuyết tật

Ngoài những quyền cơ bản, lao động là người khuyết tật được hưởng những quyền ưu tiên, cụ thể:

(i). Ngày nghỉ hằng năm: Với Lao động ở điều kiện bình thường, số ngày nghỉ hằng năm là 12 ngày, đối với lao động là người khuyết tật, số ngày nghỉ hằng năm là 14 ngày. Việc nghỉ hằng năm là quyền của người lao động khi làm đủ 12 tháng trở lên cho người sử dụng lao động. Người lao động được hưởng nguyên lương trong thời gian nghỉ hằng năm.

(ii) Khám sức khỏe cho người khuyết tật: Người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khỏe cho người lao động. Đối với người lao động bình thường tối thiểu là 01 năm 01 lần, đối với người khuyết tật, tối thiểu là 06 tháng 01 lần. Việc khám sức khỏe cho người khuyết tật là một việc làm cần thiết, đánh giá được tình trạng sức khỏe của người lao động để điều tiết công việc, phân công người khuyết tật việc làm phù hợp, phát hiện sớm các bệnh khó chữa để có phác đồ điều trị sớm và kịp thời.

(iii). Người khuyết tật được quyền tham gia, đóng góp ý kiến về những chính sách, chế độ của người lao động mà có liên quan đến người khuyết tật. Những quyền của người khuyết tật được quy định trong quy chế lao động, thỏa ước lao động tập thể, các quyết định của người sử dụng lao động trong quá trình kinh doanh.

(iv) Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân không được từ chối tuyển dụng người khuyết tật có đủ tiêu chuẩn tuyển dụng vào làm việc hoặc đặt ra tiêu chuẩn tuyển dụng trái quy định của pháp luật nhằm hạn chế cơ hội làm việc của người khuyết tật. Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân sử dụng lao động là người khuyết tật tùy theo điều kiện cụ thể bố trí sắp xếp công việc, bảo đảm điều kiện và môi trường làm việc phù hợp cho người khuyết tật. Người sử dụng không được sắp xếp ngời lao động là người khuyết tật làm trong môi trường độc hại hoặc điều kiện lao động khắc nghiệt mà không có sự đồng ý của người khuyết tật.

Điểm mới về quyền người lao động khuyết tật theo Bộ Luật Lao động 2019

Bộ luật Lao động 2019 kế thừa và phát huy những chính sách ưu tiên quyền quyền của người lao động khuyết tật, ngoài ra có những điểm mới đáng chú ý như:

(i) Chính sách của Nhà nước đối với lao động là người khuyết tật: Điều 158 Bộ Luật Lao động 2019 quy định chi tiết hơn “Nhà nước bảo trợ quyền lao động, tự tạo việc làm của người lao động là người khuyết tật, có chính sách khuyến khích, ưu đãi phù hợp đối với người sử dụng lao động trong tạo việc làm và nhận người lao động là người khuyết tật vào làm việc theo quy định của pháp luật về người khuyết tật”

(ii) Quy định rõ hơn trách nhiệm của Người sử dụng lao động theo Khoản 1 Điều 159 Bộ Luật Lao động 2019: “…khám sức khỏe định kỳ phù hợp với người lao động là người khuyết tật” thay cho việc quy định “thường xuyên chăm sóc sức khỏe của họ” khó thực thi trên thực tế.

(iii) Bổ sung quy định về hành vi bị nghiêm cấm khi sử dụng lao động là người khuyết tật:

Khoản 1 Điều 160 bổ sung thêm cụm từ “…khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm, trừ trường hợp người lao động là người khuyết tật đồng ý”.

Khoản 2 Điều 160 bổ sung thêm cụm từ “…Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành mà không có sự đồng ý của người khuyết tật sau khi đã được người sử dụng lao động cung cấp đầy đủ thông tin về việc đó”.

Có thể thấy, Bộ Luật Lao động 2019 có nhiều điểm mới về quyền của người lao động khuyết tật trên tinh thần bảo vệ quyền và lợi ích của người lao động khuyết tật, nêu cao ý chí tự quyết định của người khuyết tật trong quan hệ sử dụng lao động.

Tóm lại, người khuyết tật thuộc nhóm những người yếu thế, mang trong mình một hoặc nhiều khiếm khuyết, trong mối quan hệ lao động cần có sự ưu tiên, tôn trọng quyết định của người lao động khuyết tật đảm bảo môi trường lao động bình đẳng.

Trang Quỳnh

Nhà nước bảo trợ quyền lao động, tự tạo việc làm của người lao động là người khuyết tật; có chính sách khuyến khích, ưu đãi phù hợp đối với người sử dụng lao động trong tạo việc làm và nhận người lao động là người khuyết tật vào làm việc theo quy định của pháp luật về người khuyết tật.”

Bài viết liên quan

Picture3

Cần tăng cường phổ biến kiến thức pháp luật cho người khuyết tật

Picture2

HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH VỀ THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT Ở VIỆT NAM

Picture3

MỘT SỐ NỘI DUNG MỚI CỦA LUẬT GIAO DỊCH ĐIỆN TỬ NĂM 2023

Picture5

THỰC HIỆN QUYỀN CỦA NGƯỜI KHUYẾT TẬT TỰ KỶ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY – THỰC TẾ, KHÓ KHĂN, VƯỚNG MẮC, KIẾN NGHỊ

Picture2

HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG VIỆT NAM

TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ CỦA PHÁP NHÂN THƯƠNG MẠI KHÔNG LOẠI TRỪ TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ CỦA CÁ NHÂN

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang