(ĐHVO). Chính phủ ban hành Nghị định số 13/2018/NĐ-CP quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật tiếp cận thông tin. Để tạo điều kiện cho người khuyết tật có thể dễ dàng tiếp cận được thông tin. Trong đó, Nghị định nêu rõ các biện pháp tạo điều kiện thuận lợi để người sinh sống ở khu vực biên giới, hải đảo, miền núi, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn và chú trọng vào người khuyết tật thực hiện quyền tiếp cận thông tin.
Người khuyết tật tiếp cận trong công nghệ thông tin (Ảnh: Internet)
Tổng cục Thống kê và Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) vừa công bố kết quả điều tra quốc gia về người khuyết tật (NKT) tại Việt Nam cho thấy, NKT ở Việt Nam chiếm 7% dân số, với khoảng 6,2 triệu người. Thế nhưng, chỉ 50% số người khuyết tật trong độ tuổi lao động có việc làm và chủ yếu làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp hoặc công việc tạm thời, thiếu tính ổn định. Không có nguồn thu nhập để trang trải cuộc sống, nên phần lớn người khuyết tật có cuộc sống nghèo khổ, phải dựa vào gia đình, người thân, trợ cấp xã hội hoặc các tổ chức từ thiện.
Với những thiệt thòi mà những khuyết tật vẫn bị tụt hậu trong việc tiếp cận thông tin để cải thiện trình độ văn hóa, cũng như phục vụ công việc của họ. Từ việc có những biện pháp tạo điều kiện để người khuyết tật có thể dễ dàng làm tiếp cận những thông tin nâng cao trình độ của mình, từ đó tự mình có thể giảm được gánh nặng cho gia đình và người thân. Với thời đại thông tin cập nhật luôn phủ sóng như hiện nay, việc đẩy mạnh công tác giúp đỡ cho những người khuyết tật trong lĩnh vực này là cần nhanh chóng thực hiện.
Để bảo đảm cho người khuyết tật thực hiện quyền bình đẳng và tham gia cộng đồng xã hội, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 13/2018/NĐ-CP quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật tiếp cận thông tin. Nghị định đã quy định rõ thông tin liên quan tới đời sống, sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh của người khuyết tật phải được kịp thời công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng dưới hình thức thuận lợi cho người khuyết tật. Cơ quan nhà nước thiết lập Cổng thông tin điện tử, Trang thông tin điện tử của cơ quan mình trong đó có cung cấp chức năng cơ bản để hỗ trợ người khuyết tật tiếp cận và sử dụng. Cơ quan cung cấp thông tin bảo đảm các hình thức cung cấp thông tin phù hợp; bố trí thiết bị nghe, nhìn tạo điều kiện cho người khuyết tật được tiếp cận thông tin theo yêu cầu. Cán bộ, công chức được bố trí tại các cơ quan cung cấp thông tin để hướng dẫn, giải thích và giúp đỡ người khuyết tật gặp khó khăn trong việc điền Phiếu, ký Phiếu yêu cầu cung cấp thông tin.
Nghị định số 13/2018/NĐ-CP quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật tiếp cận thông tin cho người khuyết tật đưa vào thực hiện đã đạt được những kết quả đáng mong đợi . Căn cứ vào điều kiện thực tế, cơ quan nhà nước thiết lập Cổng thông tin điện tử, Trang thông tin điện tử của cơ quan mình trong đó có cung cấp chức năng cơ bản để hỗ trợ người khuyết tật tiếp cận, sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông cho việc tiếp cận thông tin đăng tải trên các Cổng thông tin điện tử, Trang thông tin điện tử. Qua đó mở nhiều lớp hướng dẫn người khuyết tật tiếp cận thông tin. không chỉ mở các lớp giảng dậy hỗ trợ người khuyết tật ở thành phố mà sẽ cố gẳng mở thêm các lớp hỗ trợ người khuyết tật ở huyện, xã, thị trấn. Như vậy có thể đảm bảo được sự công bằng trong việc tiếp cận thông tin của người khuyết tật. Trong công tác giảng dạy giúp đỡ cần lưu ý các hình thức cung cấp thông tin phù hợp với khả năng tiếp cận của người yêu cầu cung cấp thông tin và điều kiện thực tế của cơ quan; bố trí thiết bị nghe, nhìn và các thiết bị phụ trợ phù hợp với dạng và mức độ khuyết tật của người yêu cầu cung cấp thông tin và phù hợp với điều kiện thực tiễn của cơ quan mình; tạo điều kiện cho người yêu cầu cung cấp thông tin sử dụng các thiết bị nghe, nhìn, các thiết bị phụ trợ và các phương tiện kỹ thuật khác của cá nhân để tiếp cận thông tin theo yêu cầu.
Ngọc Hải