Chính sách mới đối với người khuyết tật

(DHVO). Để đảm bảo quyền lợi cho người khuyết tật, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành một hệ thống các chính sách ưu đãi nhằm khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho người khuyết tật.

Để đảm bảo quyền lợi cho người khuyết tật, trong thời gian qua Đảng và Nhà nước ta đã ban hành một hệ thống các chính sách ưu đãi nhằm khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho người khuyết tật thực hiện bình đẳng các quyền về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và phát huy khả năng của mình để ổn định cuộc sống, hòa nhập cộng đồng.

Luật người khuyết tật năm 2010 được ban hành, là cơ sở pháp lý vững chắc để người khuyết tật vươn lên ổn định cuộc sống. Nghị định 28/2012/NĐ-CP ngày 10/4/2012 của Chính phủ và các thông tư hướng dẫn quy định chi tiết hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Người khuyết tật thì người khuyết tật được hưởng chế độ trợ cấp xã hội gồm người khuyết tật đặc biệt nặng và người khuyết tật nặng. Việc xác định mức độ khuyết tật dựa vào Hội đồng xét duyệt mức độ khuyết tật cấp xã thực hiện, trường hợp Hội đồng xét duyệt cấp xã không xác định được mức độ khuyết tật thì người khuyết tật sẽ được giám định y khoa tại Hội đồng giám định y khoa có thẩm quyền.

Theo Nghị định, người khuyết tật nặng được hưởng hỗ trợ hệ số 1,5 tương đương mức 270.000 đồng/tháng, nếu là trẻ em hoặc người cao tuổi, hệ số hỗ trợ sẽ là 2,0. Đối với người khuyết tật đặc biệt nặng, hệ số hỗ trợ là 2,0, tương đương 360.000 đồng/tháng và hệ số 2,5 đối với người khuyết tật đặc biệt nặng là trẻ em hoặc người cao tuổi.

Chính sách mới đối với người khuyết tật (Ảnh internet)

Ngoài ra, người chăm sóc người khuyết tật cũng được hỗ trợ kinh phí hàng tháng. Cùng với sự hỗ trợ về vật chất, người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng được miễn giá vé, giá dịch vụ khi tham gia các phương tiện giao thông và giảm giá vé khi người khuyết tật sử dụng các dịch vụ văn hóa, thể thao, giải trí và du lịch. Các đơn vị ở các lĩnh vực giao thông, văn hóa, thể thao, giải trí và du lịch phải có trách nhiệm bố trí thiết bị, công cụ và nhân viên để trợ giúp người khuyết tật tham gia vào các dịch vụ của mình.

Đối với công tác hỗ trợ việc làm cho người khuyết tật được quan tâm rõ rệt. Nếu người khuyết tật tự tạo việc làm hoặc hộ gia đình tạo việc làm cho người khuyết tật sẽ được vay vốn với lãi suất ưu đãi, được hướng dẫn về sản xuất, kinh doanh, hỗ trợ chuyển giao công nghệ, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm.

Thu Thảo


Bài viết liên quan

Picture3

Cần tăng cường phổ biến kiến thức pháp luật cho người khuyết tật

Picture2

HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH VỀ THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT Ở VIỆT NAM

Picture3

MỘT SỐ NỘI DUNG MỚI CỦA LUẬT GIAO DỊCH ĐIỆN TỬ NĂM 2023

Picture5

THỰC HIỆN QUYỀN CỦA NGƯỜI KHUYẾT TẬT TỰ KỶ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY – THỰC TẾ, KHÓ KHĂN, VƯỚNG MẮC, KIẾN NGHỊ

Picture2

HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG VIỆT NAM

TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ CỦA PHÁP NHÂN THƯƠNG MẠI KHÔNG LOẠI TRỪ TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ CỦA CÁ NHÂN

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang