Chiếm đoạt tiền từ thiện cho người khuyết tật chi tiêu cá nhân bị xử lý thế nào?

(ĐHVO). Ngày nay xã hội đã và đang chung tay, đồng lòng giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn, đối tượng người yếu thế trong xã hội đặc biệt là người khuyết tật để họ có thể tự tin, bình đẳng, hòa nhập cộng đồng. Chính vì vậy, nhiều đối tượng đã lợi dụng lòng tốt và sự tín nhiệm của người dân, lợi dụng tình cảnh khó khăn của người khuyết tật kêu gọi ủng hộ cho người khuyết tật, sử dụng tiền từ thiện vào mục đích cá nhân. Vậy sẽ bị xử lý ra sao, mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây.


Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)

Những hoàn cảnh khó khăn của người khuyết tật đặc biệt hiện nay người khuyết tật nói riêng và người dân nói chung đang gồng mình chống lại dịch bệnh Covid-19 thì khó khăn lại càng tăng thêm đã dấy lên sự thương cảm, chia sẻ ngọt bùi của đông đảo các nhà hảo tâm. Từ sự đồng cảm của các nhà hảo tâm, nhiều đối tượng đã kêu gọi doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trên cả nước cùng chung tay ủng hộ và giúp đỡ người khuyết tật. Điều đáng nói, hành động cao đẹp ấy ngày càng bị vấy bẩn bởi một số đối tượng làm lợi dụng lòng tin của người ủng hộ, lợi dụng hình ảnh, hoàn cảnh của người khuyết tật để sử dụng tiền từ thiện vào mục đích cá nhân.

Đó là hành vi sai trái và đáng lên án bởi dưới góc độ đạo đức thì đây là hành vi trái lương tâm, trái đạo đức làm người.  Đều này không chỉ ảnh hưởng tới cuộc sống hàng ngày của người khuyết tật mà còn tạo ra một vệt đen trong công tác hỗ trợ, trợ giúp người khuyết tật hòa nhập cộng đồng, về lâu về dài sẽ tạo ra sự vô tâm, vô cảm trong xã hội.

Dưới góc độ pháp luật, Đảng và Nhà nước luôn có những quy định, chính sách kịp thời ngăn chặn những hành vi biến chất như vậy. Trường hợp cá nhân đứng ra kêu gọi người khác ủng hộ, góp tiền cho mình làm từ thiện, giúp đỡ người khuyết tật nhưng sau đó đã không sử dụng tất cả số tiền góp được vào đúng mục đích đã đề ra ban đầu mà có hành vi chiếm đoạt để chi tiêu cá nhân thì hành vi này có dấu hiệu vi phạm pháp luật.

Trường hợp mục đích chiếm đoạt tiền để chi tiêu cá nhân xuất hiện từ trước khi cá nhân đó nhận được tiền quyên góp từ thiện, cố ý đưa thông tin giả, sai sự thật về người khuyết tật hoặc mục đích ủng hộ làm cho các nhà hảo tâm tin đó là sự thật, tin tưởng chuyển tiền ủng hộ để chiếm đoạt số tiền đó vào mục đích cá nhân và số tiền chiếm đoạt thực tế từ 2.000.000 đồng trở lên thì hành vi này có dấu hiệu vi phạm quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015 về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Người phạm tội có thể phải chịu án phạt là phạt tù từ 6 tháng tới tù chung thân và có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Trường hợp mục đích chiếm đoạt tiền để chi tiêu cá nhân xuất hiện sau khi cá nhân đó nhận được tiền quyên góp từ thiện và số tiền chiếm đoạt thực tế từ 4.000.000 đồng trở lên, cá nhân vi phạm bỏ trốn với ý thức không thanh toán, không trả lại tiền cho các nhà hảo tâm hoặc dùng tiền từ thiện sai mục đích ban đầu thì hành vi này có dấu hiệu vi phạm quy định tại Điều 175 Bộ Luật Hình sự năm 2015 về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Mức phạt của hành vi phạm tội này là phạt tù từ 6 tháng tới 20 năm tù và có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Trường hợp chiếm đoạt tiền của người khác quyên góp từ thiện để sử dụng vào mục đích cá nhân không thuộc vào hai trường hợp trên thì có thể bị xử phạt hành chính theo quy định tại điểm c khoản 1 điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ-CP với mức phạt tiền từ 1 tới 2 triệu đồng.

Nhìn chung, xem xét dưới góc độ đạo đức hay dưới góc độ pháp luật thì hành vi vi phạm trên tất yếu bị đánh giá, đáng lên án và xử lý nghiêm khắc để không có những trường hợp bị lợi dụng lòng tốt của người dân. Thông qua bài viết này cũng là hồi chuông cảnh tỉnh người dân sáng suốt, xác minh rõ thông tin, mục đích, đối tượng để lòng tốt không gửi sai chỗ và đến tận tay người khuyết tật, giúp họ trang trải cuộc sống, hòa nhập cộng đồng.

Trên đây là bài viết của Trung tâm trợ giúp pháp lý Đồng hành Việt về tình trạng lợi dụng, chiếm đoạt tiền ủng hộ cho người khuyết tật cho mục đích cá nhân. Bạn đọc có vướng mắc cần giải đáp, vui lòng gửi về Tòa soạn theo Email: toasoandhv@gmail.com hoặc liên hệ Trung tâm trợ giúp pháp lý Đồng Hành Việt – 1900.6248 để được giải đáp và hỗ trợ.


Hồng Liên

Bài viết liên quan

Picture6

Hải Phòng: Lễ biểu dương 139 học sinh,sinh viên tiêu biểu xuất sắc của Thành phố năm 20

Picture2

Thành phố Nam Định hình thành 3 vùng phát triển sau sáp nhập

Picture2

Tạp chí Lao động và Sáng tạo trao 1.000 suất quà đến người dân Lào Cai bị ảnh hưởng do cơn bão số 3

NGƯỜI KHUYẾT TẬT ĐỆ ĐƠN XIN TRỢ GIÚP PHÁP LÝ

Đoàn luật sư thành phố Hà Nội hưởng ứng tham gia ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” thành phố Hà Nội năm 2024

Picture1

Thái Nguyên: Nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa nhân Ngày Người khuyết tật Việt Nam 18/4

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang