(ĐHVO). Cuộc sống vốn là một vòng tuần hoàn cho đi và nhận lại không ngừng, cho đi yêu thương để nhận lại yêu thương. Chị Vũ Thị Nga giáo viên dạy nghề đan móc tại Trung tâm dịch vụ việc làm mùng 8/3 đã hướng dẫn cho nhiều người khuyết tật có thể tự làm ra những sản phẩm bằng len tuyệt đẹp. Chính vì vậy chị là người gieo hạt giống, giúp đỡ cho người khuyết tật có công việc ổn định, tạo ra thu nhập trang trải một phần chi phí cuộc sống và đem lại niềm vui cho chính bản thân mình.
Chị Vũ Thị Nga sinh năm 1977 chị sinh ra và lớn lên tại Hải Dương, căn bệnh khuyết tật bẩm sinh di truyền từ bố mẹ do chất độc mà da cam gây lên đã làm chị nhỏ bé, phát triển không giống như bao nhiêu người bình thường khác. Cuộc sống sinh hoạt bình thường của chị gặp nhiều trở ngại bởi thân hình nhỏ bé của chị khiến khó khăn trong quá trình tìm kiếm việc làm. Nhưng thật may mắn nhờ sự cố gắng kiên trì, sở thích và đam mê nên chị Nga đã tìm ra được công việc cho chính bản thân mình đó là giáo viên dạy nghề đan móc.
Khi chúng tôi nhắc đến cơ duyên mà chị Nga làm công việc này thì Chị Nga đã chia sẻ “chị đã làm công việc giáo viên dạy đan móc tại Trung tâm dịch vụ việc làm mùng 8/3 đã được hơn 10 năm, công việc này do chị tự học và là vì đam mê sở thích của chính bản thân mình”. Ngoài công việc làm giáo viên chị Nga còn kiếm thêm thu nhập bằng những sản phẩm qua công việc đan móc, chị tạo ra nhiều sản phẩm bằng len bán cho mọi người qua những kênh xã hội như facebook, zalo,… Nhờ sự quan tâm, yêu thương và những sản phẩm chất lượng, khéo léo, chị Nga đã có thể kiếm thêm thu nhập để trang trải nhưng chi phí trong sinh hoạt của bản thân và gia đình.
Lớp học của chị Vũ Thị Nga ( Ảnh do nhân vật cung cấp)
Nghề đan móc là một nghề đòi hỏi phải đặt cái tâm vào công việc, phải tỉ mỉ phải mân mê, thật cẩn thận và tận tâm thì đường len mới đều, mới đẹp, sản phẩm làm xong không có một lỗi nào. Những sản phẩm chị Nga làm không phải là cái áo hay cái khăn len thông thường nữa mà còn bao gồm nhiều sản phẩm như túi sách, quần áo, váy… Mỗi sản phẩm chị làm đều thể hiện sự tinh tế, khéo léo, mẫu mã sang trọng, sáng tạo trong từng kiểu dáng. Những đường đan móc cẩn thân, chỉnh chu, sự lựa chọn về màu len cũng như phong cách của sản phẩm tinh tế, hài hòa đã làm nên những tác phẩm bằng len mang một tâm hồn riêng biệt.
Ảnh những sản phâm chị Nga làm ( Ảnh do nhân vật cung cấp)
Với sự quyết tâm, nghị lực, chăm chỉ học hỏi đã giúp chị Nga vượt qua trở ngại của ngoại hình, đạt được những thành công nhất định. Đặc biệt, chị đã lan tỏa nghị lực của mình tới những người khuyết tật khác, hướng dẫn và định hướng nghề nghiệp để họ có thể tự mình tạo ra thu nhập và trở thành công dân có ích cho xã hội. Chị chia sẻ “Niềm vui lớn nhất của chị trong nghề giáo viên này là giúp được những người khuyết tật khác có nghề, có việc làm trong tay để kiếm thu nhập, giúp những người khuyết tật khác có động lực hơn, bớt đi sự tự ti và mặc cảm trong cuộc sống. Chị muốn truyền lại những kinh nghiệm làm việc cho những người có đam mê về công việc này để mọi người khắp nơi trên đất nước biết về sản phảm và sản phẩm có được chỗ đứng trên thị trường”.
Thời gian vừa qua, người dân và các cấp lãnh đạo tại Hải Dương đang gồng mình dập dịch Covid-19, bảo vệ sức khỏe cho người dân, cũng như khoanh vùng, không để dịch lan rộng ra các vùng khác. Người dân nói chung và Trung tâm dịch vụ việc làm Mùng 8/3 nói riêng nâng cao tinh thần chống dịch, hạn chế tiếp xúc. Bởi vậy, việc tuyển sinh và mở lớp tại trung tâm tạm thời được hoãn lại, chị chia sẻ: “Mặc dù công việc bị ảnh hưởng lớn, nguồn thu nhập của chị và nhiều người khuyết tật khác bị ngắt quãng nhưng chống dịch như chống giặc, một người vì nhiều người. Chúng ta hãy đồng lòng, quyết tâm vượt qua đại dịch này.”
Và tôi tin chắc rằng, với tinh thần và ý chí chị Nga có thể thực hiện được những mong ước của chính bản thân mình cũng như truyền cảm hứng đến cho những thế hệ người khuyết tật khác.
Hồng Liên