Chị Nguyễn Thị Hoà – Tôi không tật nguyền

“Tôi không tật nguyền” là tự sự của chị Nguyễn Thị Hoà 41 tuổi, chỉ nặng 13kg, một người mắc bệnh loãng xương bẩm sinh, không đi lại được và đang phải chống chọi với nhiều căn bệnh hiểm nghèo, người đã truyền cảm hứng, niềm lạc quan và nghị lực vượt lên số phận cho mọi người, đặc biệt là những người có hoàn cảnh không may mắn trong cuộc sống. Tác phẩm đã giành huy chương bạc thể loại phóng sự tại liên hoan truyền hình toàn quốc lần thứ 37 diễn ra tại tỉnh Thanh Hoá.

Được sinh ra và lớn lên khi vây quanh chỉ là 4 bức tường vì bố mẹ chị Hoà luôn giấu chị không phải vì ghét bỏ chị mà vì sợ hàng xóm láng giềng thấy con mình như vậy. Từ khi sinh ra, chị đã bị mọi người gắn tên cho chị với hai từ “quái thai”. Bố mẹ chị Hoà kể rằng, lúc mới sinh ra, người chị đỏ như con tôm, nhìn thấy cả dạ dày, cả tim gan, da rất là mỏng, không ai có thể bế được. Nhiều lúc trong thâm tâm chị chỉ muốn tìm đến cái chết để không mang tiếng mình là 1 kẻ bỏ đi, là 1 kẻ dị hình, dị dạng.

Thế nhưng trong lúc tuyệt vọng nhất, chị luôn luôn nghĩ về một người đã dùng cả cuộc đời hy sinh cho chị, đó là bà của chị. Có 1 câu nói của bà mà cả cuộc đời này chị không thể quên được “Tôi cứ mang về tôi nuôi. Được ngày nào hay ngày nấy”. Bà không bao giờ rời chị Hoà 1 bước. Cho đến năm chị Hoà 32 tuổi, cái gì đến nó vẫn đến, khi đó bà của chị đã 93 tuổi rồi, bà chị mất năm đó. Khi bà chị mất, chị nói rằng chị sẽ đi theo bà, thế nhưng chị lại nghĩ “Đừng để bà chết là hết, người ta đi bằng đôi chân thì mình phải đi bằng cái đầu”, đó là đi bằng ý chí, đi bằng nghị lực. Lúc đó chị nghĩ rằng bản thân phải làm thế nào để phá được bức tường rào cản của bản thân, biết mặt trời thế nào, cây cỏ thế nào. Nhưng người phản đối kịch liệt nhất lại là bố mẹ của chị Hoà.


Chân dung chị Hoà (ảnh do nhân vật cung cấp)

Bố chị Hoà kể lại trong xúc động, lúc mới sinh ra tưởng chị không sống được nhưng trong thâm tâm của ba mẹ luôn có một tình yêu con mãnh liệt, hai ông bà nhất quyết không bỏ con, trước sau gì cũng là con mình. Vì quá yêu con nên khi thấy chị Hoà học nhiều nên bố chị sót con, mắng rằng học nhiều quá, yếu đau học lại mệt, vất vả. Chị phải chờ đến đêm khi cha mẹ chị ngủ hết rồi, chỉ mới bỏ bài vở ra học, chị kể rằng chị học bằng ánh trăng, học bằng ánh sáng yếu ớt của những con đom đóm bay lập loè trên bầu trời đêm. Chị luôn luôn muốn rằng mọi người biết đến sự tồn tại của chị, biết rằng đúng ra chị là một người bỏ đi nhưng chị lại làm nên kỳ tích.

Chị Hòa nung nấu ước mơ lập nghiệp để tạo công việc cho những người khuyết tật (Ảnh do nhân vật cung cấp)

Hiện nay, công việc chủ yếu của chị Hoà là làm những bông hoa giấy, hoa đá tự học, tự làm trên Youtube. Ban đầu khi chị Hoà mới bắt đầu bắt tay vào làm thì có rất nhiều người phản đối vì mọi người cho là chị Hoà không làm được, nếu có làm thì cũng không bán được nhưng chị chỉ mặc kệ. Trong thâm tâm chị luôn tâm niệm rằng, nếu chị không làm được thì cuộc đời chị chỉ luôn luôn nằm góc giường mà thôi, phải làm, làm bằng được. Chính những bông hoa mỏng manh, dễ vỡ đó đã giúp chị trang trải một phần cho cuộc sống.

Ngoài lúc làm việc, chị Hoà còn thích làm thơ, buồn vui đều trút vào thơ. Chị có 1 cuốn nhật ký tên là “1001 ước mơ”, bên trong ghi lại những gì chị muốn làm, những nơi chị muốn đến. Chị muốn đi chơi càng nhiều càng tốt, đến những nơi mà chị chưa từng đến, làm những điều chị chưa từng làm để chị biết bên ngoài có những cái gì. Chị còn có ước mơ làm 1 diễn giả, lấy chính bản thân mình ra thổi hồn vào lớp trẻ bây giờ, muốn tạo dựng 1 công xưởng nhỏ làm hoa để tạo công ăn việc làm dành cho những người khuyết tật như chị, rồi phát triển lên thành 1 trung tâm và chị đặt tên cho trung tâm đó là  “Cỏ dại”.

Cuộc sống với chị rất đẹp, rất đúng với tựa đề cuốn sách “Tôi không tật nguyền” của chị. Chị vẫn nhìn thấy nắng trong những ngày mưa, vẫn thấy hơi ấm trong những cơn gió lạnh. Nếu cuộc đời này xấu xa đến vậy, tại sao cây táo lại nở hoa, sao rãnh nước trong veo đến thế. Chúc chị luôn bình an, mạnh khoẻ và thực hiện hết được ước mơ của mình, truyền cảm hứng, nghị lực và ý chí vươn lên khó khăn đến lớp trẻ.

Hồng Liên

Bài viết liên quan

80

CHÚNG TA SẼ HỒI SINH MẠNH MẼ

CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH – MỘT NHÀ BÁO CÁCH MẠNG LỖI LẠC SỐNG MÃI VỚI THỜI GIAN

bà lịch - PX

Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng nghiệp: Trợ giúp pháp lý thành công cho người nghèo, người khuyết tật

Song-vinh-quan-giu-doi-thuo

Cảm phục tấm gương nữ thương binh vinh dự được Thủ tướng tuyên dương

IMG_0144

Tấm gương thương binh tỷ phú ở Nông trường Mộc Châu

nam

Hà Nam: Phát huy vai trò “Tuổi cao – Gương sáng” của người cao tuổi trong gia đình và xã hội

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang