Chỉ cần có tinh thần lạc quan thì bạn có được một nửa thành công

(ĐHVO). Lạc quan thuộc yếu tố tinh thần nhưng chứa đựng một năng lượng tạo nên sức bật mạnh mẽ, tích cực, trong sáng… giúp con người vượt mọi nghịch cảnh trong cuộc sống. Chúng ta biết, giông tố cuộc đời, những hoạn nạn, gian lao không ai muốn nhưng cũng khó có thể tránh khỏi. Tuy nhiên, tùy vào cách đối diện mà khiến ta trở nên mạnh mẽ hơn, tốt đẹp hơn hay chùn bước, buông bỏ… Tinh thần lạc quan khi đó là vô cùng quan trọng.

Hầu hết mọi người khi biết mình bị bệnh đều có xu hướng bi quan và suy nghĩ tiêu cực về cuộc sống. Có rất nhiều người dũng cảm sẵn sàng đối mặt với những căn bệnh nặng. Không những thế, họ còn vượt qua sự đau đớn về thể xác để nuôi dưỡng tình thần sống lạc quan sống vui khỏe và “truyền lửa” cho những người bệnh khác. Thực tế, tinh thần lạc quan lại được ví như một liều thuốc bổ giúp bạn tăng cường hệ miễn dịch và hồi phục sức khoẻ nhanh hơn so với những người hay thường xuyên lo âu.

Điều này càng được chứng minh khi biết đến chị Phạm Thanh Hà trú tại Phố Đào Tấn, Ba Đình, Hà Nội vẫn giàu nghị lực, lạc quan và đầy nhiệt huyết với đam mê hoạt động thể dục, thể thao dành cho người khuyết tật. Chị Hà bị liệt nửa người, chân trái bị liệt hoàn toàn từ hông xuống sau trận bạo bệnh năm 2 tuổi và muốn đi lại đều phải nhờ người thân hỗ trợ.


Nét đẹp thể thao (Ảnh do nhân vật cung cấp)

Mặc dù vậy nhưng chị luôn khao khát được tự lập và chứng minh bản thân không hề vô ích, thôi thúc chị tự xin việc, không ngại học hỏi và làm đủ thứ nghề. Thậm chí, chị bén duyên với thể dục thể thao dành cho người khuyết tật, ngày đêm luyện tập bộ môn điền kinh (đua xe lăn) dành cho người khuyết tật. Bằng nhiệt huyết, niềm đam mê thể dục thể thao đã mang chị tiến tới thành công liên tiếp, chỉ trong thời gian ngắn chị được cử đi thi đấu các giải trong nước và quốc tế. Nỗ lực được đền đáp xứng đáng, đến nay chị đã mang về 38 huy chương ở các giải thể thao dành cho người khuyết tật. Không những tham gia hoạt động thể dục thể thao dành cho người khuyết tật, Chị Hà thường xuyên tham gia các hoạt động xã hội, cống hiến và truyền nghị lực sống cho người khuyết tật đồng cảnh ngộ.

Thanh niên khuyết tật Phan Minh Quý (sinh năm 1990, Ninh Bình) cũng là một ví dụ điển hình. Sau cơn sốt ngày anh mới được 3 tháng tuổi khiến anh bị co giật và hệ quả đáng tiếc là hai chân và tay trái của anh dần bị teo tóp, co quắp. Nhưng không vì thế mà anh nản chí, anh quyết tâm tìm lại cơ hội cho ban thân sau 3 ca phẫu thuật 2 chân và 1 tay, cùng với quá trình vật lý trị liệu 1 năm sau đó, anh Quý cũng có thể bước đi bằng chính đôi chân của mình sau 10 năm gian khổ.

Anh Quý đào tạo tay nghề cho người lao động (Ảnh nhân vật cung cấp)

Phải chăng, tinh thần lạc quan, nghị lực vượt khó, tự bước đi bằng chính đôi chân của mình đã hun đúc, bồi đắp để hôm nay anh có thể kiên cường, xông pha không quản khó khăn, gian khổ. Anh Quý tìm đủ mọi nghề, mọi cơ hội để giờ đây anh đã thành lập Trung tâm dạy nghề – phát triển việc làm và hỗ trợ người khuyết tật tỉnh Ninh Bình cơ sở 2 vào giữa năm 2020 đảm nhận chức Phó Giám đốc Trung tâm. Năm 2020 vừa qua, anh Quý vinh dự là một trong 64 gương thanh niên khuyết tật tiêu biểu được vinh danh trong chương trình Tỏa sáng nghị lực Việt do Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Ủy ban Quốc gia về Người khuyết tật Việt Nam phối hợp tổ chức.

Trong đại dịch covid – 19 vừa qua đã có rất nghiều người không qua khỏi nhưng bên cạnh đó cũng rất nhiều người đã vượt qua được cũng một phần là nhờ có tinh thần lạc quan và ý chí vững vàng. Như câu chuyện của một gia đình 8 F0 theo thông tin trên Trang tin điện tử Đảng Bộ TPHCM với tinh thần bình tĩnh, lạc quan chiến đấu với virus và đã chiến thắng dịch bệnh. Chị Nguyễn Thị Ngọc Linh, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Phường 13, Quận 6, người thường xuyên túc trực, xông pha đi đầu hỗ trợ tại các khu vực phong tỏa, cách ly y tế tại địa bàn phường. Bản thân dù đã phòng trước, nhưng chị không ngờ có ngày cả gia đình 8 người trong nhà trở thành F0,… Nhờ có sự bình tĩnh đối diện với những tình huống xấu nhất có thể xảy ra với bản thân và tinh thần lạc quan bình tĩnh, can đảm chiến đấu với virus mà gia đình chị đã qua khỏi, chiến thắng được cơn bão đại dịch và cũng đem lại một nguồn năng lượng tích cực cho những người mắc bệnh Covid-19.

Mỗi một người sống trong xã hội, ai cũng nên rèn luyện cho mình tinh thần lạc quan yêu đời, nghị lực vượt khó, sức mạnh đương đầu với bạo bệnh. Vượt qua được những biến cố trong cuộc sống sẽ khiến con người trở nên mạnh mẽ hơn, có thêm can đảm để đương đầu với nhiều khó khăn hơn. Rèn luyện được tinh thần lạc quan thì con người sẽ trở nên yêu đời hơn và ắt hẳn cuộc sống sẽ trở nên tươi đẹp, ý nghĩa hơn bao giờ hết.

Không chỉ 3 câu chuyện trên mà trong cuộc sống chúng ta gặp rất nhiều những tấm gương khuyết tật nghị lực, lạc quan, viết lên kỳ tích. Những cánh cửa tử thần ấy dù mang đến nỗi sợ hãi, bi quan, suy nghĩ tiêu cực nhưng ta vẫn có thể tự tạo cho mình một sức mạnh, năng lượng của riêng ta. Hãy sống một cách lạc quan, luôn tạo một tinh thần thật thoải mái để có thể chiến thắng được bệnh tật.

Diễn giả truyền cảm hứng Nick Vujicic đã từng nói: “Tôi yêu cuộc sống của tôi, vì tôi đã thấy mục đích của mình”. Cuộc sống này vô cùng tươi đẹp và ý nghĩa bởi vì chúng ta có lý do để sống, để cố gắng và hành động.

Hồng Liên

Bài viết liên quan

CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH – MỘT NHÀ BÁO CÁCH MẠNG LỖI LẠC SỐNG MÃI VỚI THỜI GIAN

bà lịch - PX

Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng nghiệp: Trợ giúp pháp lý thành công cho người nghèo, người khuyết tật

Song-vinh-quan-giu-doi-thuo

Cảm phục tấm gương nữ thương binh vinh dự được Thủ tướng tuyên dương

IMG_0144

Tấm gương thương binh tỷ phú ở Nông trường Mộc Châu

nam

Hà Nam: Phát huy vai trò “Tuổi cao – Gương sáng” của người cao tuổi trong gia đình và xã hội

hanh-trinh-vuot-kho-cua-co-rong-ti-hon-8-6221

Hành trình vượt khó của ‘cô rồng tý hon’

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang