Chế độ thai sản cho người khuyết tật

Bạn Nguyễn Thanh Thúy, tại Long Biên, Hà Nội đã gửi câu hỏi đến Tạp chí điện tử Đồng hành Việt như sau: “Công ty tôi có một nữ lao động hiện đang mang thai 7 tháng. Vậy, chị ý có được hưởng chế độ thai sản thêm 02 tháng so với lao động nữ bình thường và có được hưởng thêm các chế độ nào khác nữa không? Tôi xin cảm ơn!”

Trả lời thắc mắc từ phía bạn đọc, Trung tâm trợ giúp pháp lý Tạp chí điện tử Đồng hành Việt xin được tư vấn như sau:

1. Căn cứ pháp lý

    – Luật bảo hiểm xã hội 2014;

    – Luật người khuyết tật 2010.

    2. Nội dung tư vấn

    Thứ nhất, điều kiện được hưởng chế độ thai sản được quy định tại Khoản 2,3 Điều 31 Luật bảo hiểm xã hội 2014 như sau:

    Điều 31. Điều kiện hưởng chế độ thai sản

    2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

    3. Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

    Theo đó, nếu lao động nữ này đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám, chữa bệnh có thẩm quyền thì cần đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 3 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con thì sẽ được hưởng chế độ thai sản.

    Thai sản cho người khuyết tật

    Chế độ thai sản dành cho người khuyết tật (ảnh minh họa)

    Thứ hai, thời gian và mức hưởng chế độ khi sinh con được quy định tại Khoản 1 Điều 34 Luật bảo hiểm xã hội.

    Điều 34. Thời gian hưởng chế độ khi sinh con

    1. Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.

    Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng.

    Đối với trường hợp người lao động công ty bạn là người khuyết tật thì thời gian được nghỉ tổng thời gian trước và sau sinh là 6 tháng. Nếu sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở lên, với mỗi người con người mẹ được nghỉ thêm 1 tháng. Nếu người lao động của công ty bạn muốn nghỉ thêm 2 tháng theo quy định của pháp luật thì phải sinh ba, mà không phụ thuộc là người khuyết tật hay không.  Người lao động khuyết tật này vẫn sẽ được hưởng chế độ thai sản như người lao động bình thường về thời gian và mức hưởng 1 tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo điểm a,c Khoản 1 Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội

    “Điều 39. Mức hưởng chế độ thai sản

    1. Người lao động hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 32, 33, 34, 35, 36 và 37 của Luật này thì mức hưởng chế độ thai sản được tính như sau:

    a) Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Điều 32, Điều 33, các khoản 2, 4, 5 và 6 Điều 34, Điều 37 của Luật này là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội;

    c) Mức hưởng chế độ khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính theo mức trợ cấp tháng quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, trường hợp có ngày lẻ hoặc trường hợp quy định tại Điều 33 và Điều 37 của Luật này thì mức hưởng một ngày được tính bằng mức trợ cấp theo tháng chia cho 30 ngày.”

    Thứ ba, về hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng

    Khoản 1 và Điểm c Khoản 2 Điều 44 Luật Người khuyết tật quy định về hỗ trợ kinh phí hàng tháng như sau:

    “Điều 44. Trợ cấp xã hội, hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng

    1. Đối tượng hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng bao gồm:

    a) Người khuyết tật đặc biệt nặng, trừ trường hợp quy định tại Điều 45 của Luật này;

    b) Người khuyết tật nặng.

    2. Đối tượng được hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng bao gồm:

    c) Người khuyết tật quy định tại khoản 1 Điều này đang mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi.”

    Theo đó, người khuyết tật được hưởng trợ cấp xã hội, hỗ trợ kinh phí hàng tháng là người khuyết tật nặng hay đặc biệt nặng (theo kết luận của Hội đồng giám định y khoa để xác định mức độ khuyết tật). Như vậy, nếu nữ lao động khuyết tật nặng hay khuyết tật đặc biệt nặng mà đang mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi sẽ được hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng kèm theo trợ cấp hàng tháng.

    Ngọc Hải

    Bài viết liên quan

    Picture3

    Cần tăng cường phổ biến kiến thức pháp luật cho người khuyết tật

    Picture2

    HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH VỀ THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT Ở VIỆT NAM

    Picture3

    MỘT SỐ NỘI DUNG MỚI CỦA LUẬT GIAO DỊCH ĐIỆN TỬ NĂM 2023

    Picture5

    THỰC HIỆN QUYỀN CỦA NGƯỜI KHUYẾT TẬT TỰ KỶ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY – THỰC TẾ, KHÓ KHĂN, VƯỚNG MẮC, KIẾN NGHỊ

    Picture2

    HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG VIỆT NAM

    TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ CỦA PHÁP NHÂN THƯƠNG MẠI KHÔNG LOẠI TRỪ TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ CỦA CÁ NHÂN

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Lên đầu trang