Chất độc da cam – nỗi đau của bao thế hệ!

(ĐHVO). Hơn 40 năm trôi qua, cuộc chiến tranh chống đế quốc Mỹ tại Việt Nam đã chấm dứt tuy nhiên hậu quả của cuộc chiến tranh vẫn còn đó, vẫn hành hạ và dày vò biết bao thế hệ gia đình Việt Nam.

Ngày 10/08/1961, Mỹ mở đầu cuộc chiến tranh hóa học tàn khốc tại Việt Nam bằng hình thức rải những lít chất độc đầu tiên xuống miền Nam Việt Nam. Trong đó có 44 triệu lít chất da cam chứa 170kg dioxin.

Chất độc da cam là tên gọi của một loại thuốc diệt cỏ và làm rụng lá cây. Chất này không có màu và được chứa trong các thùng phuy được vẽ các sọc có màu da cam do đó trong các vụ kiện hậu quả của nó, nó được gọi là chất độc màu da cam.

Trong chất độc da cam, người ta tìm thấy chất độc dioxin – một chất hữu cơ cực độc, không tan trong nước và rất khó phân hủy trong môi trường tự nhiên và cũng là nguyên nhân của nhiều bệnh như ung thư, suy nhược thần kinh, suy giảm hệ thống miễn dịch, tai biến sinh sản, dị tật bẩm sinh và nhiều rối loạn chức năng ở người. Nó là một chất độc vô cùng nguy hiểm. Hiện nay, chất này đã bị cấm sử dụng.

Do quân đội Việt Nam hoạt động chủ yếu trong rừng nên Mỹ đã sử dụng chất độc này tại Việt Nam trong thời kỳ chiến tranh với mục đích phá hủy cây rừng, loại bỏ lớp ngụy trang của quân đội Việt Nam. Bên cạnh đó, Mỹ cũng muốn hủy hoại cây trồng và nguồn lương thực của quân đội, để quân đội rơi vào tình trạng thiếu thốn, tự hủy diệt.

Chất độc da cam – nỗi đau của bao thế hệ

Sau khi giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, hòa bình được lập lại, các chiến sĩ quân đội, du kích, thanh niên xung phong, dân quân vận tải,… đều có một mong muốn, ước mơ là trở về đoàn tụ, sum họp cùng gia đình hay xây dựng hạnh phúc riêng. Được sống, được học tập, được làm việc để bù đắp lại những năm tháng chiến đấu gian nan, vất vả, quên mình vì dân vì nước. Nhưng ước mơ, hạnh phúc chưa được bao lâu thì họ phải đối mặt với nhiều vấn đề về sức khỏe của bản thân và còn đau lòng hơn nữa khi họ thấy những đứa con của mình được sinh ra với các căn bệnh như liệt, chậm phát triển trí tuệ, mù, câm, điếc và nhiều loại dị tật khác. Họ đau xót cho bản thân mình một thì họ đau xót cho con cái họ mười. Chín tháng mười ngày mang nặng đẻ đau với một niềm hạnh phúc, khát khao có một đứa con để bồi đắp nên niềm vui trong cuộc sống thì đứa con sinh ra lại mang nhiều căn bệnh, thậm trí vô tri vô giác. Bản thân họ cũng như con cái luôn phải sống trong hoàn cảnh khó khăn, đau khổ và lo lắng về cả vật chất và tinh thần, cả thể xác lẫn tâm hồn. Suốt cả cuộc đời họ sẽ luôn phải sống trong trạng thái đau xót, lo lắng. Nếu chẳng may họ mất đi thì ai sẽ là người đảm nhận trách nhiệm chăm sóc, lo lắng cho con cái của họ.

Trải qua bao nhiêu năm kháng chiến chống Mỹ, đất nước Việt Nam ngày càng phát triển, hội nhập, khẳng định được vị thế của mình trên đấu trường quốc tế. Cuộc sống của người dân Việt Nam ngày càng đầy đủ, sung túc với những tòa nhà bê tông cốt thép, kiên cố hay những tòa nhà chọc trời. Con em được cắp sách tới trường, được hòa nhập với bạn bè quốc tế. Tuy nhiên, đằng sau những ánh hào quang trên là những số phận con người, những gia đình đã và đang phải chịu những đau khổ, những mất mát, những di chứng do cuộc chiến tranh hóa học của nước Mỹ để lại, đã biết bao thế hệ kể từ ngày đầu của cuộc chiến tranh tàn khốc đó, đến nay nước ta vẫn phải đối mặt với những cảnh tượng đau lòng không cầm nổi nước mắt.

Thu Hà

Bài viết liên quan

Mạn đàm một số nội dung về tiếp cận quyền bầu cử, ứng cử của người khuyết tật

Cần làm tốt vai trò truyền thông liên quan đến người khuyết tật

Picture1

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà kiểm tra công tác phòng, chống lụt bão tại tỉnh Nam Định

Picture1

Nam Định tiếp nhận ủng hộ đồng bào bị thiên tai

Bí thư Tỉnh ủy Phạm Gia Túc (ở giữa) cùng Chủ tịch HĐND Lê Quốc Chỉnh ủng hộ tại Lễ Phát động

Nam Định: Phát động ủng hộ đồng bào vùng lũ

Picture1

Cần đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền phổ biến pháp luật đối với người khuyết tật

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang