Chắp cánh ước mơ cho người khuyết tật ở Đà Nẵng

Ở thành phố Đà Nẵng, nhiều người khuyết tật đã nỗ lực vượt khó vươn lên, trở thành những người có ích cho gia đình và xã hội. Nhiều người khuyết tật mạnh dạn vay vốn ưu đãi để phát triển sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm cho nhiều người khác ổn định cuộc sống.

Sinh ra và lớn lên trong gia đình hoàn cảnh khó khăn, năm lên 1 tuổi, ông Mai Đình Liêm, ở phường Thuận Phước, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng bị teo dần đôi chân, vẹo cột sống và gù lưng, đi lại khó khăn. Học hết lớp 9, ông Mai Đình Liêm vào TP.HCM học nghề may rồi về mở cơ sở may mặc, tạo việc làm cho nhiều người khuyết tật và lao động nghèo.

chap canh uoc mo cho nguoi khuyet tat o Da nang hinh anh 1

Tiệm may của ông Mai Đình Liêm ngày càng đắt khách tìm đến may vest, comple.

Năm 2009, thông qua Hội Người khuyết tật thành phố Đà Nẵng, ông Mai Đình Liêm vay 1 tỷ đồng từ Ngân hàng chính sách xã hội thành lập Công ty riêng. Làm ăn có lãi, ông Liêm tiếp nhận nhiều trường hợp hoàn cảnh khó khăn để dạy nghề miễn phí. Hiện tại, tiệm may của ông Mai Đình Liêm ngày càng đắt khách tìm đến may vest, comple. Ngoài ra, ông còn nhận may áo quần đồng phục cho học sinh ở các trường học.

Ông Mai Đình Liêm, Giám đốc Công ty TNHH Hảo Phú Gia, thành phố Đà Nẵng cho biết, mỗi năm doanh thu của Công ty ông đạt hơn 2 tỷ đồng: “Trời thương là mình vẫn còn vận động được hơn người khác và đã thành công trong nghề nghiệp thì mình đã có ý tưởng giúp đỡ những người khuyết tật và những người bình thường thì mình dạy nghề miễn phí và đào tạo chứ không cần phải qua hội. Với người khuyết tật tạo việc làm cho họ đủ sống, lương ăn theo sản phẩm. Giúp được mảnh đời nào có nhu cầu thì mình vẫn làm và người khuyết tật quan tâm nhiều hơn”.

Hiện nay, Công ty TNHH Hảo Phú Gia cũng đã tạo việc làm cho nhiều người khuyết tật, lao động khó khăn với mức thu nhập từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng, mỗi người, 1 tháng.

chap canh uoc mo cho nguoi khuyet tat o Da nang hinh anh 2

Sau quá trình cố gắng, nỗ lực, ông Mai Đình Liêm đã nhận được giải thưởng “Bàn tay vàng”.

Bà Hoàng Thị Minh làm việc tại công ty TNHH Hảo Phú Gia của ông Mai Đình Liêm cho biết: “Lương tầm khoảng 8 triệu đến 9 triệu đồng/tháng. Tôi thấy anh Liêm là một người khuyết tật nhưng chịu khó vươn lên, tạo điều kiện cho chị em có việc làm và tạo điều kiện cho nhiều người khuyết tật có việc làm ổn định trang trải cuộc sống gia đình”.

Dù khuyết tật nhưng chị Nguyễn Thị Thanh Thu, ở phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn đã vượt qua mặc cảm vươn lên trong cuộc sống. Chị Thu bị khuyết tật 2 chân, hằng ngày đi lại bằng xe lăn. Dù bị khuyết tật nhưng chị Thu luôn nghĩ cách làm giàu. Chị đã vay 100 triệu đồng từ Ngân hàng Chính sách xã hội thành phố để mở 6 cơ sở sản xuất bán bánh mì với thương hiệu Thanh Thu Bakery và tạo việc làm cho hàng chục lao động là người khuyết tật ở tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng.

Không chỉ làm kinh tế giỏi, chị Nguyễn Thị Thanh Thu còn tích cực tham gia hoạt động nhân đạo, tình nghĩa, ủng hộ Quỹ Khuyến học tại địa phương. Hàng năm, đến dịp lễ, Tết, chị Thu hỗ trợ hàng trăm phần quà và tiền mặt giúp học sinh nghèo và những hoàn cảnh neo đơn. Đối với người lao động, chị Thu luôn quan tâm giúp mọi người có thu nhập ổn định.

chap canh uoc mo cho nguoi khuyet tat o Da nang hinh anh 3

Cơ sở sản xuất bánh mì Thanh Thu BaKeRy tạo việc làm cho nhiều phụ nữ khuyết tật ở Quảng Nam và TP Đà Nẵng.

“Tôi là người khuyết tật, cố gắng vượt qua nỗi đau để vươn lên trong cuộc sống, vươn lên trong xã hội. Tôi đã có cơ sở bánh mì đứng vững trong nhiều năm qua. Cảm thấy rất tự hào và hạnh phúc khi nhìn thấy anh chị em khuyết tật đến làm việc trong cơ sở và họ thay đổi từng ngày. Sản phẩm sản xuất và kinh doanh được nhiều người tin dùng”, chị Nguyễn Thị Thanh Thu chia sẻ.

Thành phố Đà Nẵng có gần 16.000 người khuyết tật. Hàng năm, thành phố hỗ trợ vốn vay ưu đãi giúp người khuyết tật phát triển kinh doanh, đào tạo nghề, giới thiệu việc làm ổn định, giúp họ hòa nhập cộng đồng, vươn lên trong cuộc sống. Bà Đặng Hương Giang, Phó Chủ tịch Hội Người khuyết tật thành phố Đà Nẵng cho biết, hầu hết, các hội viên đều sử dụng nguồn vốn hiệu quả và trả nợ đúng hạn.

“Qua 2 nguồn vốn này đã giúp cho người khuyết tật rất nhiều họ có điều kiện trong sản xuất cũng như kinh doanh. Có một số tạo việc làm cho người khác như chị Thanh Thu mở tiệm bánh mỳ hay anh Liêm mở công ty may. Chúng tôi mong thời gian tới, thành phố Đà Nẵng thông qua Sở Lao động Thương binh và Xã hội có thể hỗ trợ sinh kế, những trang thiết bị cho người khuyết tật sản xuất kinh doanh”, bà Đặng Hương Giang cho hay./.

Theo Nhandaoonline.vn

Bài viết liên quan

80

CHÚNG TA SẼ HỒI SINH MẠNH MẼ

CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH – MỘT NHÀ BÁO CÁCH MẠNG LỖI LẠC SỐNG MÃI VỚI THỜI GIAN

bà lịch - PX

Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng nghiệp: Trợ giúp pháp lý thành công cho người nghèo, người khuyết tật

Song-vinh-quan-giu-doi-thuo

Cảm phục tấm gương nữ thương binh vinh dự được Thủ tướng tuyên dương

IMG_0144

Tấm gương thương binh tỷ phú ở Nông trường Mộc Châu

nam

Hà Nam: Phát huy vai trò “Tuổi cao – Gương sáng” của người cao tuổi trong gia đình và xã hội

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang