Chàng trai tí hon hạnh phúc bên vợ đẹp, con xinh

(ĐHVO). Sinh ra với dung mạo bình thường, khỏe mạnh, gia đình, con cái đề huề, hạnh phúc là điều rất đỗi bình thường với mọi người. Nhưng với người khuyết tật, đó quả là một hành trình dài tìm kiếm hạnh phúc! Anh Hà, hiện 30 tuổi, quê ở Nghệ An là một ví dụ điển hình.

Anh Trần Văn Hà, vợ là chị Lô Thị Giang (20 tuổi) cùng con gái nhỏ 2 tuổi trú tạm tại căn nhà trọ 30m2 tại huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An. Tâm sự với chúng tôi, anh Hà không khỏi bùi ngù, xúc động khi nhắc lại những năm tháng khó khăn trước đây đã từng trải qua. Hơn 3 năm trước, anh Hà chưa bao giờ nghĩ mình sẽ có một gia đình hạnh phúc như thế này.

Vợ chồng Hà bên con gái khi bé được 5 tháng tuổi

Từ lúc sinh ra, anh Hà đã phải gồng mình chống lại căn bệnh xương thủy tinh, cơ thể không phát triển. Đến nay anh mới chỉ nặng 21kg, cơ thể teo tóp và hai chân bị liệt, mọi sinh hoạt cá nhân đều cần sự giúp đỡ của người khác.

Cơ thể không được như bao người bình thường, cộng thêm hoàn cảnh gia đình khó khăn nên đến trường học chữ là một điều xa xỉ đối với anh Hà. Nhưng với khao khát được sống, được hòa nhập với cộng đồng, và ước mơ cuộc sống sang trang mới, anh đã tự học, tự đọc và viết qua sách vở bỏ đi của người em họ. Anh Hà kể lại những năm tháng ấy, như một niềm hãnh diện bởi đã vượt qua hàng rào của bản thân, năm anh 10 tuổi đã đọc thông viết thạo.

Lơn hơn một chút, vì hoàn cảnh gia đình khó khăn, anh Hà muốn đỡ đần mẹ nuôi 3 anh em sau khi bố mẹ ly hôn, anh tập sử dụng xe lăn rồi đi khắp nơi bán tăm, bông tai, móc khóa,… Cuộc sống cơm áo gạo tiền cũng cuốn theo anh từ ngày ấy. Sau 10 năm làm việc tại một hội người khuyệt tật ở Hà Nội, anh Hà trở về quê, tiếp tục chinh phục ước mơ thoát nghèo khó. Anh đã tự mày mò học công nghệ mong có nghề nghiệp ổn định, phù hợp với sức khỏe của mình.

Cuộc sống của anh Hà dần sang trang sau khi chị Lô Thị Giang xuất hiện. Anh chị đã quen nhau sau một lần chị Giang nhờ anh Hà khôi phục tài khoản Facebook. Chị Giang sống trong gia đình kinh tế khó khăn, em trai mắc bệnh lạ nên cô phải nghỉ học từ lớp 10 để lo việc nhà, chăm sóc các em. Lần đầu gặp gỡ, anh Hà rất bất ngờ vì chị Giang còn trẻ trung và xinh đẹp hơn trên ảnh. Còn với chị Giang, nghị lực của chàng trai khuyết tật khiến cô cảm mến, bố mẹ cô cũng từ ác cảm ban đầu chuyển thành cảm thông.

Hai người quyết định đi đến hôn nhân vào tháng 5/2017, lúc này cả hai đều chưa có việc làm ổn định. Sau đám cưới, anh Hà thuê nhà ở riêng, chị Giang mang bầu ngay nên cuộc sống đều do vợ chồng cùng nhau chia sẻ, vun đắp. Lúc này ngoài việc mở cửa hàng bán gas tại nhà, anh Hà còn nhận làm các dịch vụ về công nghệ, quảng cáo, Facebook, tuy nhiên thời điểm đó thu nhập rất bấp bênh.

“Thời khó khăn nhất, tôi muốn tẩm bổ cho vợ bầu miếng thịt nhưng bất lực, có ngày phải ra chợ xin tóp mỡ về để cô ấy ăn có chất. Nhìn vợ ăn khó nhọc những miếng mỡ khô, lòng tôi quặn thắt. Lúc đó tôi tự nhủ là phải cố gắng hết sức để kiếm tiền” anh Hà chia sẻ. Anh cũng biết ơn vì dù phải ăn đồ đi xin, nhưng vợ chưa bao giờ than vãn.

Sợ con mang di chuyền bệnh giống bố nên có bao nhiêu tiền dành dụm, tích góp vợ chồng anh đều mang đi để sàng lọc trước sinh. Như thấu hiểu tấm lòng cha mẹ, bé Thiên Ân (tên ở nhà là bé Nhím) ra đời khỏe mạnh, xinh xắn.

Bé Thiên Ân nay đã được gần 2 tuổi, bé rất hiếu động và nhanh nhẹn

Nhưng miệng lưỡi thiên hạ không để vợ chồng anh được yên, mọi người cho rằng người què quặt, tóp teo như anh làm sao có con được khiến người vợ uất ức, giục chồng làm cho ra lẽ. Tin vợ hết lòng, nhưng xót xa cho cô và cũng để bé Nhím lớn lên không phải chịu điều tiếng, anh Hà quyết tâm đưa vợ con lên Hà Nội xét nghiệm ADN. “Ngày nhận được kết quả đúng con tôi, Giang chỉ ngồi ôm con nấc“, anh Hà xúc động nhớ lại.

Sóng gió qua đi, Hà lao đầu vào công việc. Hàng ngày anh bắt đầu làm việc từ 7h sáng và kết thúc vào đêm muộn. Đến nay anh đã xây dựng một đội ngũ gần 10 người làm cùng và trả tiền theo từng dự án. Một năm trở lại đây, lượng khách tìm đến các dịch vụ của anh ngày một đông, thu nhập nhờ thế cũng ổn định hơn.

Hiện anh gánh vác, lo kinh tế chính cho gia đình, còn vợ ở nhà phụ bán bếp gas và chăm sóc Nhím. Anh tự hào: “Thời vợ bầu có lúc thèm một cốc chè mà chẳng có tiền để mua. Giờ đây tôi có thể làm được điều đó, với bất kỳ món ăn nào mà vợ thích”.

Có lẽ, cuộc sống đã thực sự mỉm cười với những nỗ lực vượt khó của anh và gia đình. Quả thực, khuyết tật về thân thể chứ không bao giờ khuyết tật về tinh thần vượt khó.

Ngọc Hải (T/h)

Bài viết liên quan

80

CHÚNG TA SẼ HỒI SINH MẠNH MẼ

CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH – MỘT NHÀ BÁO CÁCH MẠNG LỖI LẠC SỐNG MÃI VỚI THỜI GIAN

bà lịch - PX

Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng nghiệp: Trợ giúp pháp lý thành công cho người nghèo, người khuyết tật

Song-vinh-quan-giu-doi-thuo

Cảm phục tấm gương nữ thương binh vinh dự được Thủ tướng tuyên dương

IMG_0144

Tấm gương thương binh tỷ phú ở Nông trường Mộc Châu

nam

Hà Nam: Phát huy vai trò “Tuổi cao – Gương sáng” của người cao tuổi trong gia đình và xã hội

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang