Chăm sóc sức khoẻ tinh thần giúp học sinh phát triển cân bằng và toàn diện: Nhu cầu cấp thiết

Chiều 8/12/2023, tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phối hợp với Trung tâm nghiên cứu Ứng dụng Công nghệ bảo vệ người tiêu dùng tổ chức Hội thảo Giải pháp chăm sóc sức khoẻ tinh thần để học sinh phát triển cân bằng và toàn diện.
Sức khỏe học đường là một trong những mối lo ngại của nhiều phụ huynh. Để phòng tránh và hạn chế ảnh hưởng của bệnh học đường tới sức khỏe và công việc học tập của học sinh, nhiều chương trình chăm lo sức khỏe thể chất và tinh thần cho trẻ em được đưa ra.
Hiện nay, xã hội đang phát triển nhanh chóng, khiến con người dường như luôn bận rộn và với nhiều phụ huynh hiện đại, ngày càng có ít thời gian gần gũi với con cái. Bối cảnh xã hội đầy biến động với những thách thức như dịch bệnh, chiến tranh, và sự mất niềm tin vào cuộc sống đã tạo ra môi trường không ổn định, tác động không nhỏ đến sức khoẻ tinh thần của mọi người ở mọi độ tuổi, đặc biệt là trẻ em. Bên cạnh đó, những vấn đề nghiêm trọng như bạo lực gia đình, bạo lực học đường, áp lực học tập quá mức, đã gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tâm thần của trẻ em, thậm chí có những hậu quả đã xảy ra như tình trạng tự tử, tự gây chấn thương của trẻ. Đây là thực trạng ta thể chứng kiến rất nhiều ngoài xã hội.
Trong những năm gần đây, các vấn đề liên quan đến sức khỏe tâm thần học sinh đang gia tăng nhanh chóng như stress, lo âu, trầm cảm, tự tử, vấn đề “Hysteria tập thể”, các rối loạn dạng cơ thể… Trên Thế giới có khoảng 10-20% trẻ em và thanh thiếu niên bị các rối loạn tâm thần. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), cứ mỗi 40 giây trên thế giới có một người tự tử (800.000 ca tự tử/năm). Tự tử là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 2 đối với lứa tuổi 15 – 29 tuổi trên thế giới, chỉ sau tai nạn giao thông.

Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, các rối loạn tâm thần sẽ ảnh hưởng nghiệm trọng đến sự phát triển thể chất, học tập và sinh hoạt của trẻ em (Ảnh minh họa).
Thực tế tại Việt Nam, vấn đề sức khỏe tâm thần đặc biệt tâm lý thanh thiếu niên tuổi học đường chưa được chú trọng nhiều. Tỉ lệ các vấn đề sức khỏe tâm thần chung ở Việt Nam từ 8-29% đối với trẻ em và vị thành niên theo Báo cáo tóm tắt Sức khỏe tâm thần và tâm lý xã hội của trẻ em và thanh thiếu niên tại một số tỉnh và thành phố ở Việt Nam của Unicef. Theo số liệu của một số nghiên cứu tại Việt nam cho thấy tỉ lệ trẻ vị thành niên bị trầm cảm là 26,3%, trẻ có suy nghĩ về cái chết là 6,3%, trẻ lập kế hoạch tự tử là 4,6% và trẻ cố gắng tự tử là 5,8%.
Trong tham luận về Chiến lược quốc gia chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em, ông Lê như Tiến, Đại biểu Quốc hội Khóa XII, XIII, Nguyên Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng Quốc hội Khoá XIII chia sẻ: Chương trình Hành động quốc gia vì trẻ em giai đoạn 2021-2030 được Chính Phủ phê duyệt ngày 7/01/2021 nhằm bảo đảm thực hiện các quyền trẻ em, phát triển toàn diện nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng về nguồn nhân lực có chất lượng cao cho phát triển kinh tế – xã hội và hội nhập quốc tế. Để làm tốt công tác chăm sóc sức khoẻ cho trẻ em, cần có sự chỉ đạo, hướng dẫn, phối hợp của các Bộ, ban, ngành, địa phương đối với việc thực hiện các mục tiêu, chương trình đề ra. Bảo đảm nguồn lực thực hiện quyền trẻ em và các mục tiêu, chỉ tiêu về trẻ em; tăng cường truyền thông, giáo dục kiến thức , kỹ năng thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em; phát triển hệ thống dịch vụ đáp ứng thực hiện quyền trẻ em có sự lồng ghép và phối hợp giữa các dịch vụ y tế, giáo dục, tư pháp và các dịch vụ an sinh xã hội,…
Bà Tạ Quỳnh Nga trình bày tham luận về Vai trò hoạt động trải nghiệm ngoài nhà trường đối với việc chăm sóc sức khỏe tinh thần của trẻ em.
Tại Hội thảo, TS. Lê Quỳnh Nga – Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam đã chia sẻ các giải pháp nâng cao sức khoẻ tinh thần học đường cho học sinh như: Tích cực triển khai các hoạt động tư vấn tâm lý học đường; Hỗ trợ học sinh giải quyết các khó khăn gặp phải một cách kịp thời và hiệu quả; Tạo ra sự cân bằng trong tâm lý, góp phần thúc đẩy việc học tập và phát triển của các em;…Cha mẹ cần rèn kỹ năng lập kế hoạch, quản lý thời gian, ra quyết định, giải quyết các vấn đề, lắng nghe, kiểm soát cảm xúc, ứng phó căng thẳng và có sự hỗ trợ để cảm giác được an toàn và phát triển.
Các rối loạn tâm thần là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tàn tật ở thanh thiếu niên. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, tình trạng này sẽ ảnh hưởng nghiệm trọng đến sự phát triển thể chất, học tập và sinh hoạt của trẻ em.
 Trước thách thức ngày càng nghiêm trọng về sức khỏe tinh thần của trẻ, chúng ta cần hành động từ mọi thành phần trong xã hội. Bằng cách chia sẻ những mô hình trải nghiệm tích cực, chúng ta có thể nhân rộng, phát triển sâu rộng các hoạt động trải nghiệm và mang lại ảnh hưởng tích cực cho sức khỏe tinh thần của thế hệ trẻ, đồng thời giúp trẻ phát triển một cách toàn diện. Đó là chia sẻ hữu ích  của bà Tạ Quỳnh Nga – MBA, Đồng sáng lập và Ban quản trị Khu trải nghiệm Vạn An, Tổng Giám đốc Hệ thống ngoại ngữ Quốc tế Innoland – Kiddy Land với tham luận về Vai trò hoạt động trải nghiệm ngoài nhà trường đối với việc chăm sóc sức khỏe tinh thần của trẻ em.
Quan trọng hơn, chính sự đồng hành của cha mẹ, gia đình, nhà trường và xã hội sẽ giúp phát hiện sớm những sang chấn về mặt sức khỏe của con em mình, từ đó có biện pháp kịp thời để giúp các em có một đời sống tinh thần khỏe mạnh, một sự phát triển cân bằng và toàn diện ./.
Theo Tạp chí điện tử Lao động và Xã hội

Bài viết liên quan

vn lsu 1

40 năm rực rỡ – Liên hoan văn nghệ Luật sư Hà Nội

Picture1

HỘI NGHỊ TẬP HUẤN VÀ TRAO ĐỔI, CHIA SẺ KINH NGHIỆM VỀ CÔNG TÁC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT

clip_image001

NHẬN THƯƠNG YÊU ĐỂ SẺ CHIA THƯƠNG YÊU

Thạc sĩ Phạm Văn Hưng, hiệu trưởng Trường nuôi dạy trẻ em khiếm thị Hải Phòng đọc diễn văn khai giảng năm học mới.

Lễ khai giảng tại Trường Nuôi dạy trẻ em khiếm thị Hải Phòng

Hình ảnh tại chương trình

Nam Định: Trao học bổng cho học sinh vượt khó

bí thư tỉnh ủy

Nam Định: Công bố quyết định thành lập Đảng bộ thành phố và Đảng bộ các phường sau sáp nhập

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang