Cây cối cũng hoảng loạn khi bị ướt mưa

Chuyện lạ loài vật:

Được tưới đẫm trong mưa, được tắm trong những tia nắng hay nhận một ít carbon dioxide, tưởng chừng đó là niềm hạnh phúc của loài cây. Nhưng thật ngạc nhiên, một nghiên cứu mới đã chỉ ra rằng thực vật có một phản ứng phức tạp và cảm thấy như bị tra tấn khi gặp mưa.

Một nhóm các nhà khoa học đa quốc gia từ Đại học Tây Úc (UWA) và Đại học Lund ở Thụy Điển đã phát hiện ra rằng thực vật phản ứng với lượng mưa bằng một chuỗi các tín hiệu hóa học phức tạp, tương tự với những cơn hoảng loạn.

Được công bố trên Kỷ yếu của Viện hàn lâm khoa học quốc gia (Proceedings of the National Academy of Science), nghiên cứu của họ cho thấy quá trình này liên quan đến hàng nghìn gen, hàng trăm protein và nhiều hormone tăng trưởng bị ảnh hưởng chỉ trong 10 phút nước chạm vào lá. Phản ứng này tiếp tục tăng trong khoảng 25 phút.

Nhóm nghiên cứu đã phun nhẹ bằng vòi hoa sen lên cây Arabidopsis, một chi thực vật có hoa nhỏ liên quan đến bắp cải và mù tạt, và quan sát phản ứng dây chuyền. Cây phát ra một loại protein có tên Myc2. Sau khi Myc2 được kích hoạt, cây sẽ tăng khả năng phòng vệ để bảo vệ chính nó, khiến cây chậm ra hoa và trở nên còi cọc.

Một phần trong sự phòng thủ hoảng loạn của cây là nó cũng bơm ra các hóa chất, cụ thể là một loại hoóc môn có tên là axit jasmonic, hoạt động như một tín hiệu cảnh báo đối với các loại cây khác.

Nhưng tại sao cây cối lại hoảng loạn khi có mưa? Mặc dù nước là thành phần cơ bản cần thiết cho quá trình quang hợp, nhưng mưa cũng có thể mang vi khuẩn, virus và bào tử nấm gây hại cho cây.

Tác giả nghiên cứu, giáo sư Harvey Millar, nhà sinh vật học năng lượng cây của UWA cho biết trong một tuyên bố: “Mưa thực sự là nguyên nhân hàng đầu của bệnh lây lan giữa các cây”.

Theo Giáo sư Millar, khi một hạt mưa bắn tung tóe trên một chiếc lá, những giọt nước nhỏ xíu bắn theo mọi hướng. Một giọt nước có thể lan rộng tới 10 mét đến các cây xung quanh.

Nếu các cây láng giềng bật cơ chế phòng vệ, chúng sẽ ít lây bệnh hơn, vì vậy việc các cây phát tán cảnh báo đến các cây gần đó là điều rất tốt, ông cho biết.

Theo HẢI PHONG

Theo Iflscience

Bài viết liên quan

Picture1

SỐ HÓA, CHUYỂN ĐỔI SỐ – CƠ HỘI ĐẾN VỚI MỌI NGƯỜI

Picture4

MobiEdu nâng tầm công nghệ mở rộng quy mô, hỗ trợ giảng dạy thông minh

securitybanking2-15787126602111762582207-crop-1578712665780534276090-1712514910683607060654

Thủ tướng yêu cầu tăng cường bảo đảm an toàn thông tin mạng

Anh 1 VTT-Globus

TV360 BẮT TAY GLOBUS ACCESS PHÁT TRIỂN TV360 TẠI THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ

Anh 2 ky Radware 2 (1)

VIETTEL THAM GIA HỆ THỐNG GIÁM SÁT TOÀN CẦU VỀ AN NINH MẠNG RADWARE

Anh 1 (1)

VIETTEL LÀ NHÀ KHAI THÁC VIỆT NAM DUY NHẤT THAM GIA SÁNG KIẾN CỔNG MỞ CỦA HIỆP HỘI DI ĐỘNG TOÀN CẦU

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang