Câu chuyện cổ tích của cô gái xứ Thanh

Những khát vọng vươn lên làm chủ số phận, sự nỗ lực trong học tập, rèn luyện của cô gái Lê Thị Thắm (SN 1998 xã Đông Thịnh, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa) đã được xã hội ngưỡng mộ và dành cho cô tình thương, lòng khâm phục.

Tiếp xúc và trò chuyện cùng Lê Thị Thắm ngoài đời không ai nghĩ cô gái nhỏ nhắn  ấy hiện đang là sinh viên năm thứ 3 của Trường Đại học Hồng Đức. 20 năm trước, vợ chồng anh Lê Xuân Ân và chị Nguyễn thị Tình sinh cô con gái đầu lòng. Niềm vui đón con chào đời cũng là nỗi đau và sự tuyệt vọng khi chứng kiến đứa con gái bé bỏng không có hai tay. Thương mình thì ít, thương con thì nhiều, nước mắt cũng không thể xoa dịu nỗi đau…Anh chị thầm hứa với lòng mình sẽ cùng nhau dạy dỗ chăm sóc con nên người, chứ không chấp nhận đầu hàng trước số phận nghiệt ngã.

Lên 6 tuổi, thấy bạn bè cắp sách đến trường Thắm cũng đòi cha mẹ cho đi học. Nói về Thắm những ngày đầu ấy, khi chị Tình bồi hồi: khi đó Thắm còn bé tí mà để được đi học nó đã hứa với tôi là nếu con đến lớp mà không học giỏi bằng các bạn thì con sẽ đồng ý ở nhà…

Nhắc lại những năm tháng bắt đầu tìm con chữ cho mình, Thắm kể “Những năm đầu học tiểu học, nhiều khi em đã tưởng là mình phải bỏ lại ước mơ đi học giữa chừng vì khi tập viết các đầu ngón chân sưng tấy, mỏi nhừ. Nhiều khi  đau quá em quẳng bút ngồi khóc, nhưng rồi, ngay lập tức sau đó lại nhặt bút và tiếp tục luyện chữ…”.

Với nỗ  lực phi thường, bản thân luôn nhắc mình không gục ngã trước khó khăn, cô gái bất hạnh không may mắn này đã thực hiện ước mơ đèn sách của minh như bao bạn bè đồng trang lứa khác với  thành tích đáng nể 12 năm liên tiếp là học sinh giỏi. Năm 2016, để tiện cho việc học hanh và gia đinh, Thắm quyết định thi và đỗ vào Trường Đại học Hồng Đức.

Khi ấy, PGS.TS Nguyễn Mạnh An, Hiệu trưởng Trường Đại học Hồng Đức nhìn thấy Thắm và đọc bảng thành tích phổ thông của cô gái này đã không giấu được sự cảm phục. Ông bảo, mặc dù từ trước tới nay Khoa Sư phạm ngoại ngữ của Trường chưa từng nhận học sinh khuyết tật nhưng nếu em thi đỗ, thầy sẽ đứng ra làm tờ trình, đề nghị nhà trường tiếp nhận em.

Ba năm theo học tại Trường Đại học Hồng Đức, Thắm luôn là sinh viên giỏi của trường và được nhận học bổng. Thương cảm và khâm phục trước nghị lực của cô gái này nhà trường đã cho 2 mẹ con Thắm mượn một phòng ký túc để ở miễn phí.

Không chỉ vậy, lãnh đạo Trường Đại học Hồng Đức còn tạo công ăn việc làm cho chị Tình khi đồng ý nhận chị vào làm lao công trong trường với mức lương 2,5 triệu đồng/tháng. Bản thân Thắm thì được miễn phí toàn bộ học phí và các khoản đóng góp khác.

Cách đây 2 năm, Thắm mở lớp dạy tiếng Anh miễn phí cho các em nhỏ quê mình. Cảm phục nghị lực của Thắm, nhiều người đã đến thăm, động viên và hứa sẽ hỗ trợ một số dụng cụ như: máy chiếu, máy trợ giảng… để Thắm có điều kiện thuận lợi dạy học tại nhà.

Ý chí, khát vọng, nỗ lực phi thường Lê Thị Thắm cứ lặng lẽ viết nên trang sử cho đời minh đầy tươi sáng. Ngày mai, một tương lai tươi sáng đang chờ đón em, chờ đón cô gái biến giấc mơ của hai mươi năm trước thanh hiện thực. Thắm mãi là tấm gương không chỉ dành riêng cho những người không có được sự may mắn của tạo hóa như em.

Hà Đan

Bài viết liên quan

80

CHÚNG TA SẼ HỒI SINH MẠNH MẼ

CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH – MỘT NHÀ BÁO CÁCH MẠNG LỖI LẠC SỐNG MÃI VỚI THỜI GIAN

bà lịch - PX

Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng nghiệp: Trợ giúp pháp lý thành công cho người nghèo, người khuyết tật

Song-vinh-quan-giu-doi-thuo

Cảm phục tấm gương nữ thương binh vinh dự được Thủ tướng tuyên dương

IMG_0144

Tấm gương thương binh tỷ phú ở Nông trường Mộc Châu

nam

Hà Nam: Phát huy vai trò “Tuổi cao – Gương sáng” của người cao tuổi trong gia đình và xã hội

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang