Cạnh tranh không lành mạnh có thể bị phạt tiền đến hai tỷ đồng

Theo Nghị định số 75/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực cạnh tranh của Chính phủ vừa được ban hành, mức phạt tối đa đối với hành vi vi phạm quy định về cạnh tranh không lành mạnh lên tới hai tỷ đồng.

Ảnh minh họa: Zing.vn

Cụ thể, ngày 26-9-2019, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã ký ban hành Nghị định số 75/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực cạnh tranh.

Nghị định này quy định về hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền xử phạt, việc thi hành quyết định xử phạt đối với hành vi vi phạm hành chính về cạnh tranh, hành vi vi phạm hành chính về cạnh tranh khác và thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm hành chính về cạnh tranh khác.

Các hành vi vi phạm hành chính về cạnh tranh bao gồm các hành vi: vi phạm quy định về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh; vi phạm quy định về lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền; vi phạm quy định về tập trung kinh tế; vi phạm quy định về cạnh tranh không lành mạnh; vi phạm quy định pháp luật về cạnh tranh khác.

Nghị định cũng quy định đối tượng áp dụng là: tổ chức, cá nhân kinh doanh (gọi chung là doanh nghiệp) bao gồm cả doanh nghiệp sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích, doanh nghiệp hoạt động trong các ngành, lĩnh vực thuộc độc quyền nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam; các hiệp hội ngành, nghề hoạt động tại Việt Nam; các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài có liên quan.

Nghị định nêu rõ, đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính về cạnh tranh, tổ chức, cá nhân vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính là: Cảnh cáo; phạt tiền. Theo đó, mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm quy định về cạnh tranh không lành mạnh là 2.000.000.000 đồng.

Nghị định cũng quy định rõ các mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính về cạnh tranh cũng như tình tiết giảm nhẹ và tình tiết tăng nặng.

Bên cạnh đó, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về cạnh tranh còn có thể bị áp dụng một hoặc một số hình thức xử phạt bổ sung như: Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề hoặc đình chỉ hoạt động từ sáu tháng đến 12 tháng; Tịch thu tang vật vi phạm, phương tiện được sử dụng để vi phạm; Tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm; Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc văn bản tương đương.

Ngoài các hình thức xử phạt theo quy định trên, tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính về cạnh tranh còn có thể bị buộc áp dụng một hoặc một số biện pháp khắc phục hậu quả như: buộc cải chính công khai; buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên hàng hoá, bao bì hàng hóa, phương tiện kinh doanh, vật phẩm; buộc cơ cấu lại doanh nghiệp lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền; buộc loại bỏ những điều khoản vi phạm pháp luật ra khỏi hợp đồng, thỏa thuận hoặc giao dịch kinh doanh; buộc chia, tách, bán lại một phần hoặc toàn bộ vốn góp, tài sản của doanh nghiệp hình thành sau tập trung kinh tế…

Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 1-12-2019.

Theo NGUYÊN MINH – nhandan.com.vn

Bài viết liên quan

NGƯỜI KHUYẾT TẬT ĐỆ ĐƠN XIN TRỢ GIÚP PHÁP LÝ

Đoàn luật sư thành phố Hà Nội hưởng ứng tham gia ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” thành phố Hà Nội năm 2024

Picture1

Thái Nguyên: Nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa nhân Ngày Người khuyết tật Việt Nam 18/4

Picture1

Trường THPT Bắc Kiến Xương lọt top những ngôi trường hàng đầu Thái Bình

5-1712332006101296289476

Đóng học phí một lần: Thực hiện sao cho đúng luật?

z5314683295603_d42ec9ed4bb4a30f54fd34b04322fdfa

Hội Người khuyết tật tỉnh Hà Nam: Nâng cao năng lực trong lĩnh vực quản lý vốn vay quay vòng dành cho hội viên

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang