Cản trợ xe ưu tiên: Ý thức ở đâu?

(ĐHVO). Hành vi cản trở xe ưu tiên của những tài xế thiếu ý thức trong thời gian gần đây khiến dư luận hết sức bất bình bởi lẽ việc cứu hỏa, cứu người là vô cùng cấp bách, cần được ưu tiên tuyệt đối.

Mới đây, trong lúc làm nhiệm vụ chữa cháy khẩn cấp, đội xe của phòng Cảnh sát PCCC và Cứu hộ cứu nạn (Công an tỉnh Quảng Ngãi) đã bị một đoàn xe khách cản trở dù đã bật còi ưu tiên.

Sự việc xảy ra vào sáng ngày 4/7 tại địa bàn huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi. Thời điểm đó xe chữa cháy đang trên đường đến hện trường vụ cháy cơ sở sản xuất nệm tại xã Bình Hiệp thuộc  huyện Bình Sơn.

Đoàn xe khách không chịu nhường đường cho xe cứu hỏa, nguồn ảnh Internet

Hành động ngăn cản xe cứu hỏa của đoàn xe khách khiến nhiều người bất bình. Chúng ta luôn biết những khu nhà ở, nhà máy, công ty, xưởng sản xuất, chợ hoặc bất cứ nơi nào khi xảy ra hỏa hoạn đều mong xe cứu hỏa xuất hiện kịp thời để cứu người, giữ lại tài sản, ấy thế mà có một bộ phận người vẫn còn coi nhẹ việc này khi có những hành vi không nhường đường hoặc cố tình cản trở gây khó khăn cho lực lượng cứu hỏa.

Đó là hành vi thiếu ý thức nghiêm trọng và cần được pháp luật xử lý “mạnh tay”.

Việc nhường đường cho xe ưu tiên không chỉ là vấn đề văn hóa mà còn là ý thức chấp hành pháp luật của Nhà nước. Theo Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, người có hành vi không nhường đường hoặc gây cản trở xe có quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ phải nộp phạt từ 2-3 triệu đồng.

Ngoài ra nếu hành vi không nhường đường hoặc cản trở nêu trên gây hậu quả nghiêm trọng (thiệt hại về tài sản lớn, chết người) thì tùy tính chất, mức độ, hậu quả sai phạm mà người phạm luật có thể chịu trách nhiệm hình sự về tội “Chống người thi hành công vụ”. (Điều 330, Bộ Luật hình sự 2015)

Thiết nghĩ, việc nhường đường cho xe cứu hỏa trong trường hợp trên hoặc nhường đường cho các loại xe ưu tiên khác không chỉ thể hiện việc tuân thủ pháp luật của người tham gia giao thông, mà còn là trách nhiệm của bản thân với chính mình và với cả cộng đồng.

Có người đổ lỗi cho sự bận rộn, hối hả của cuộc sống hiện đại nên ai ra đường cũng tranh đi, tranh vượt cho nhanh, cho kịp. Mà đã tranh thì không có chuyện nhường nữa!

Nhưng những người đó không biết rằng mạng sống của một con người có thể bị mất đi chỉ vì sự “tranh – nhường” ấy.

Lan Phương

Bài viết liên quan

Picture3

Cần tăng cường phổ biến kiến thức pháp luật cho người khuyết tật

Picture2

HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH VỀ THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT Ở VIỆT NAM

Picture3

MỘT SỐ NỘI DUNG MỚI CỦA LUẬT GIAO DỊCH ĐIỆN TỬ NĂM 2023

Picture5

THỰC HIỆN QUYỀN CỦA NGƯỜI KHUYẾT TẬT TỰ KỶ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY – THỰC TẾ, KHÓ KHĂN, VƯỚNG MẮC, KIẾN NGHỊ

Picture2

HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG VIỆT NAM

TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ CỦA PHÁP NHÂN THƯƠNG MẠI KHÔNG LOẠI TRỪ TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ CỦA CÁ NHÂN

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang