CẦN TRAO THÊM CƠ HỘI CHO “NGƯỜI YẾU THẾ” ĐỂ KHÔNG ĐỂ AI BỊ BỎ LẠI PHÍA SAU

“Lá lành đùm lá rách” là truyền thống văn hoá lâu đời của người Việt Nam. Cùng với đó, chính sách chú trọng hỗ trợ người nghèo, khó khăn, người khuyết tật luôn xuyên suốt trong đường lối lãnh đạo của Đảng từ khi lập quốc đến nay. Và nhờ các chính sách “xóa đói giảm nghèo” với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị nên chỉ sau 20 năm tỷ lệ nghèo đang là khoảng 57% vào năm 1990 giảm còn 14,2% vào năm 2010; và đến nay 2023, tỷ lệ nghèo đa chiều là 5,71%; GDP bình quân năm 1993 chỉ khoảng 183 USD và đến cuối năm 2023 là 4.284 USD… Những kết quả đó đã được nhiều nước, nhiều tổ chức trong đó có Ngân hàng Thế giới đánh giá cao.

Dù đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể, chính sách giảm nghèo của Việt Nam vẫn đang đối mặt với những thách thức mới trong bối cảnh toàn cầu đầy biến động. Có thể kể đến như gần đây nhất là đại dịch Covid-19 đã đẩy khoảng 8% dân số thế giới vào cảnh nghèo đói, và Việt Nam cũng không ngoại lệ. Kinh tế Việt Nam phải đối diện với những biến số khó lường, khi số lượng doanh nghiệp ngừng hoạt động gia tăng, kéo theo nguy cơ thất nghiệp cho hàng trăm nghìn lao động.

Đặc biệt, cùng với nhóm đồng bào dân tộc thiểu số thì người khuyết tật  đang gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn lực kinh tế và xã hội. Người khuyết tật cũng phải đối mặt với tình trạng thất nghiệp ngày càng tăng. Nguyên nhân chung là mặc dù nhận được sự quan tâm và hỗ trợ từ các cấp chính quyền nhưng họ vẫn nằm trong nhóm yếu thế là do luôn trong tình trạng lao động chưa qua đào tạo/ít đào tạo; việc làm bấp bênh, kiến thức hạn chế; chính sách tư vấn các địa phương chưa đồng đều, nơi làm tốt, nơi còn ít quan tâm đến các nhóm đối tượng này; không đủ cơ hội thực hành nghề nghiệp; ít nhận được sự quan tâm của các doanh nghiệp; các dự án xã hội hóa sử dụng tài sản công cũng chưa thật sự tạo ra cơ hội việc làm cho người khuyết tật…..

Ngoài ra, tỷ lệ giảm nghèo tuy nhanh nhưng chưa thực sự bền vững, tức là khả năng tái nghèo cao. Có thể dẫn chứng như nông nghiệp trồng lúa gần như không còn có lợi nhuận nếu sản xuất đơn lẻ, người nông dân trở thành “thất nghiệp trá hình” (đầu tư công sức làm ruộng nhưng thu nhập hàng năm không đảm bảo thậm chí lỗ); người nông dân nghèo trong thời gian “nông nhàn” dễ rơi vào các tệ nạn như cờ bạc, rượu chè; bị lừa đầu tư; mê tín dị đoan (có trường hợp bỏ cả gia sản cho việc tâm linh, xây mộ tiền tỷ trong khi nhà ở cấp 4 dột nát; làm lễ hầu đồng vài trăm triệu trong khi vẫn đi vay nợ khắp nơi).

Chính vì vậy, để thực hiện tốt phương châm “Không để ai bị bỏ lại phía sau”, cần có các giải pháp thiết thực, đồng bộ và hiệu quả hơn, như:

Đối với đồng bào dân tộc thiểu số: Cần có chính sách khám miễn phí trước hôn nhân và sàng lọc trước sinh để giảm thiểu nguy cơ sinh con bị dị tật bẩm sinh; tăng cường tuyên truyền tránh hôn nhân cận huyết. Việc dạy nghề và tạo cơ hội thực hành nghề cho người dân tộc thiểu số cũng cần được thực hiện mạnh mẽ, với sự chung tay của các doanh nghiệp tư nhân như: Kêu gọi các hội doanh nghiệp cả nước chung tay dạy nghề cho người dân tộc thiểu số; cần có thêm các trung tâm tư vấn nghề cho bà con dân tộc thiểu số để họ chọn đúng khả năng của mình; yêu cầu doanh nghiệp nhận lao động địa phương khi làm dự án trên địa bàn….

Đối với người khuyết tật: Các ban, ngành cần rà soát và thúc đẩy các chương trình, dự án hỗ trợ tuyển dụng người khuyết tật; tăng cường thực hiện các ưu đãi đối với các doanh nghiệp nhận lao động là người khuyết tật; có quy định về tỷ lệ nhất định đối với lao động trong doanh nghiệp là người khuyết tật, nếu không phải có cơ chế đảm bảo như lập quỹ giải quyết việc làm, an sinh đối với người khuyết tật…. Ngoài ra, nên trao quyền quản lý một số dự án, ngành nghề phù hợp cho hội người khuyết tật địa phương để họ có thể tổ chức các mô hình sinh kế phù hợp cho hội viên.

Anh Vũ

Bài viết liên quan

Picture1

Cần đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền phổ biến pháp luật đối với người khuyết tật

Picture2

Mô hình hợp tác xã với sự tham gia và hỗ trợ người khuyết tật

Picture1

Vai trò và tầm quan trọng của thông tin số liệu về người khuyết tật

Picture1

Ngày hội Hội “Tỏa sáng nghị lực thanh niên Bắc Giang năm 2024”

Picture3

Cần tăng cường phổ biến kiến thức pháp luật cho người khuyết tật

Picture2

HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH VỀ THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT Ở VIỆT NAM

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang