Cần Thơ trợ cấp hằng tháng cho 1.242 trẻ em khuyết tật nặng và khuyết tật đặc biệt nặng

Theo báo cáo từ Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Cần Thơ, hiện toàn thành phố có 1.242 trẻ em khuyết tật nặng và khuyết tật đặc biệt nặng được hưởng trợ cấp hằng tháng và hỗ trợ, tiếp cận với các dịch vụ bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em tại cộng đồng.

Mặc dù năm 2021 trong bối cảnh đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, song công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em trên địa bàn thành phố Cần Thơ luôn được các cấp lãnh đạo đặc biệt quan tâm. Hầu hết các đối tượng trẻ em đều được quan tâm chăm sóc sức khỏe, giáo dục, được tạo điều kiện tham gia các hoạt động văn hóa, vui chơi giải trí lành mạnh, phát triển toàn diện cả đức, trí thể mỹ. Nhất là đối tượng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt đều được hưởng các chính sách an sinh xã hội của Nhà nước và sự quan tâm hỗ trợ của các ngành các cấp, các nhà hảo tâm và đạt nhiều kết quả đáng phấn khởi. Nổi bật như: 89% xã, phường, thị trấn đạt tiêu chuẩn xã, phường, thị trấn phù hợp với trẻ em; 100% trẻ em dưới 06 tuổi được cấp thẻ bảo hiểm y tế; 96% trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được hỗ trợ dưới nhiều hình thức…

Trong đó, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Cần Thơ đã kịp thời tham mưu UBND thành phố chỉ đạo, triển khai các vấn đề trọng tâm liên quan đến công tác trẻ em, như: tổ chức thăm hỏi, chi hỗ trợ cho các trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ mồ côi, không nơi nương tựa; thành lập các đoàn thăm và tặng quà các cơ sở xã hội và Hội đang chăm sóc nuôi dưỡng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, lang thang, cơ nhỡ nhân dịp Tết Nguyên đán; tổ chức các hoạt động hưởng ứng Tháng hành động vì trẻ em năm 2021, Tết Trung thu cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn, trẻ em là đối tượng bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, trẻ em là con của lực lượng tuyến đầu…thiết thực, phù hợp với tình hình phòng, chống dịch Covid-19; rà soát, đề nghị hỗ trợ cho trẻ em bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19.

Ra mắt Câu lạc bộ Tư vấn, trợ giúp trẻ em thành phố Cần Thơ

Theo thống kê hiện nay thành phố Cần Thơ có 264.423 trẻ, chiếm tỷ lệ 21,4% dân số, trẻ em dưới 6 tuổi là 87.847 trẻ, chiếm tỷ lệ 7,11%. Trong đó có 1.682 trẻ có hoàn cảnh đặc biệt và 7.697 trẻ có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt; 130 trẻ dưới 16 tuổi được nuôi dưỡng, chăm sóc tập trung tại các cơ sở bảo trợ xã hội trong và ngoài công lập; 1.242 trẻ em khuyết tật nặng và khuyết tật đặc biệt nặng được hưởng trợ cấp hằng tháng và hỗ trợ, tiếp cận với các dịch vụ bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em tại cộng đồng.

Thời gian qua, thành phố Cần Thơ đã xác định công tác huy động nguồn lực chăm lo cho trẻ em, nhất là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em là con gia đình hộ nghèo, hộ cận nghèo, trẻ em là dân tộc thiểu số… là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, góp phần thực hiện có hiệu quả công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em trên địa bàn. Tính chung, trong năm 2021, các cấp, các ngành, đoàn thể, địa phương tổ chức, phối hợp các cơ quan, đơn vị, cá nhân trong và ngoài thành phố tổ chức nhiều hoạt động chăm lo cho trẻ em, nhất là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, học sinh nghèo vượt khó học tốt trên địa bàn. Cụ thể, toàn thành phố đã tổ chức thực hiện 39 công trình “Vì trường đẹp cho em”, chương trình “Chuyến xe ước mơ”, xây tặng Nhà Nhân ái, tặng học bổng, quà cho học sinh nghèo. Qua đó, các cấp, các ngành, địa phương, đơn vị vận động tặng 86.980 phần quà (bao gồm tiền mặt, bánh Trung thu, sữa, lồng đèn, tập, cặp da, đồ chơi, nón bảo hiểm…) cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn trên địa bàn thành phố, tổng trị giá trên 5,85 tỷ đồng.

Trong năm 2021, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội và Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Cần Thơ tiếp tục triển khai chương trình phối hợp hoạt động, với nhiều nội dung lien quan đến công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Tiêu biểu là các hoạt động triển khai mô hình Công tác xã hội trong trường học, với các nội dung cụ thể, như: rà soát, phát hiện nguy cơ ảnh hưởng tiêu cực đến học sinh nhằm phát hiện các trường hợp học sinh các cấp cần hỗ trợ khẩn cấp theo mọi cấp độ; xây dựng các mô hình phòng ngừa các vấn đề gây tổn hại đến trẻ em tại trường học theo tình hình thực tế của từng địa phương; thực hiện các hoạt động truyền thông, giáo dục chuyên đề, các hoạt động cảnh báo về tình huống có nguy cơ trẻ em rơi vào hoàn cảnh đặc biệt; cung cấp thông tin các dịch vụ hỗ trợ cho học sinh, cho cha mẹ (người nuôi dưỡng thay thế), giáo viên, nhân viên công tác xã hội và cán bộ quản lý…

Năm 2021, do tình hình ảnh hưởng dịch Covid-19, thành phố không tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì trẻ em và Diễn đàn trẻ em cấp thành phố thay vào đó là tập trung đẩy mạnh các hoạt động truyền thông, chăm lo thiết thực hưởng ứng Tháng hành động vì trẻ em. Tùy theo điều kiện và tình hình thực tế tại địa phương, Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội quận, huyện phối hợp các ban, ngành, đoàn thể tổ chức các hội thi, họp mặt, hội trại, các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, trò chơi dân gian với quy mô phù hợp, đảm bảo công tác phòng, chống dịch Covid-19… thu hút sự tham gia của trẻ em trong trường học, ở địa bàn dân cư.

Bên cạnh đó, Quỹ Bảo trợ trẻ em thành phố Cần Thơ cũng đã tổ chức thăm hỏi và hỗ trợ số tiền 5 triệu đồng cho 01 trường hợp trẻ em mắc bệnh hiểm nghèo (suy tủy độ rất nặng) có hoàn cảnh khó khăn tại phường An Khánh (quận Ninh Kiều); vận động trao tặng 20 chiếc xe đạp cho học sinh nghèo vượt khó, học tốt tại huyện Thới Lai; vận động tặng 10.000 quyển tập, 200 cặp da và 200 áo mưa cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn thuộc các quận, huyện và Câu lạc bộ Tuổi Hồng trên địa bàn thành phố nhân Tháng hành động vì trẻ em năm 2021; trao 200 suất học bổng cho trẻ em là học sinh nghèo tại hai huyện Cờ Đỏ và Vĩnh Thạnh trong khuôn khổ Dự án “Hỗ trợ học bổng cho trẻ em mồ côi, trẻ em nghèo tại thành phố Cần Thơ giai đoạn 2019 – 2021”…

Để duy trì hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về trẻ em trên địa bàn, năm 2022, thành phố Cần Thơ sẽ tiếp tục tăng cường công tác phối hợp liên ngành, tích cực đổi mới nội dung, đa dạng hóa mô hình, hoạt động, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Tập trung huy động các nguồn lực vận động xã hội hóa chăm lo hỗ trợ cho trẻ em, nhất là trẻ em ở địa bàn dân cư… nhằm bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em trên địa bàn ngày càng tốt hơn.

Theo Tạp chí điện tử Lao động và Xã hội


Bài viết liên quan

Mạn đàm một số nội dung về tiếp cận quyền bầu cử, ứng cử của người khuyết tật

Cần làm tốt vai trò truyền thông liên quan đến người khuyết tật

Picture1

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà kiểm tra công tác phòng, chống lụt bão tại tỉnh Nam Định

Picture1

Nam Định tiếp nhận ủng hộ đồng bào bị thiên tai

Bí thư Tỉnh ủy Phạm Gia Túc (ở giữa) cùng Chủ tịch HĐND Lê Quốc Chỉnh ủng hộ tại Lễ Phát động

Nam Định: Phát động ủng hộ đồng bào vùng lũ

Picture1

Cần đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền phổ biến pháp luật đối với người khuyết tật

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang