CẦN THIẾT ĐỒNG BỘ “GIẤY XÁC NHẬN KHUYẾT TẬT” CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT

Hiện nay, tỷ lệ người khuyết tật đang có xu hướng tăng lên do nhiều nguyên nhân như: tai nạn giao thông, sự già hóa dân số, biến đổi khí hậu hay hậu quả chiến tranh… Người khuyết tật được coi là một nhóm yếu thế lớn nhất và rất dễ bị tác động, tổn thương bởi các yếu tố khách quan và cả chủ quan. Đôi khi có cũng như không

Hiện tại Việt Nam có hơn 7 triệu NKT, chiếm hơn 7,06% dân số từ 2 tuổi trở lên, trong đó NKT nặng và đặc biệt nặng chiếm khoảng 28,9%; khoảng 10% NKT thuộc hộ nghèo và cận nghèo. Được sự quan tâm, hỗ trợ của Đảng, Nhà nước, cuộc sống của NKT đã từng bước được cải thiện cả về vật chất lẫn tinh thần. Đặc biệt, kể từ khi Luật Người Khuyết tật năm 2010 được ban hành và có hiệu lực thì NKT Việt Nam đã có nhiều chuyển biến theo hướng tích cực ở nhiều khía cạnh.
Tuy nhiên sau gần 15 năm Luật người khuyết tật được ban hành và có hiệu lực đôi khi cũng có những chuyện rất dở khóc, dở cười xảy ra:
Mùa hè năm nay, tôi có dịp được dẫn một đoàn khách là các anh chị khuyết tật đến thăm quan khu du lịch sinh thái Tràng An (TP Ninh Bình). Theo quy định của Khu du lịch sinh thái Tràng An thì các anh chị khuyết tật, cũng như các đối tượng có công đều được miễn giảm vé.
Khi thu giấy xác nhận khuyết tật (GXNKT) của mọi thành viên trong đoàn để làm thủ tục vé vào cửa, tôi mới thấy có vấn đề là tình trạng có người mang theo GXNKT nhưng có người lại không mang theo. Ngay sau khi nhận được GXNKT để làm thủ tục miễn giảm vé, cô nhân viên khu du lịch không khỏi băn khoăn “Cũng là NKT mà mỗi giấy xác nhận của các anh chị lại khác nhau thế, cái có ảnh cái không có ảnh, GXNKT không có ảnh thì nhỡ người sử dụng giấy là người đi mượn thì sao?” Trao đổi thêm với anh Phạm Văn Đức – là một NKT ở Hải Dương cho biết:
“Do mẫu GXNKT kích cỡ trung bình khoảng 15 x10 cm và in trên bìa mềm nên hầu hết các anh là nam giới khuyết tật đều không mang theo do không để vừa trong ví và dễ bị nhàu nát qua vài lần sử dụng, với phụ nữ khuyết tật do hay dùng túi nên còn có người mang GXNKT theo phòng khi có việc cần sử dụng đến”
Anh Hoàng Như Phong là người khiếm thính (Câm, điếc) ở quận 5 TP Hồ Chí Minh chia sẻ “Nhìn tôi hoàn toàn khoẻ mạnh và GXNKT lại không có ảnh, nên khi xuất trình để được giảm giá vé thăm quan Thảo Cầm Viên. Thì nhân viên nói GXNKT này không có hiệu lực gì cả vì lỡ anh đi mượn và đóng kịch là người câm điếc thì sao? Họ yêu cầu tôi phải trình thêm cả CCCD nữa thì họ mới tin và chấp thuận giấy XNKT đó”

 Còn theo chị Trần Kim Anh ở Hà Nội thì:
“Người khuyết tật ở Hà Nội là đối tượng được sử dụng xe buyt miễn phí. Để được cung cấp thẻ, chúng tôi cần nộp CCCD và GXNKT cho các trung tâm đăng ký thẻ. Trên thẻ có ảnh, có số CCCD, địa chỉ và đối tượng sử dụng thẻ..hơn thế thẻ làm bằng nhựa cứng, kích thước phổ thông như thẻ ATM, thẻ CCCD nên rất dễ cất giữ và mang theo để tiện sử dụng thay cho GXNKT. Gầy đây nhất là cuối tháng 10/2024, Trung tâm Quản lý và điều hành giao thông thành phố Hà Nội cho biết thành phố đã quyết định bỏ thời hạn thẻ miễn phí sử dụng phương tiện vận tải hành khách công cộng đối với người có công, người khuyết tật, người cao tuổi. Đó không là việc giảm tải công việc, chi phí cho cả cán bộ TT quản lý mà còn giảm thời gian đi lại và đặc biệt giảm thải rác thải nhựa khó phân huỷ với môi trường”
 Bà Nguyễn thị Hương Giang- Phó chủ tịch Hội NKT TP Đà Nẵng cũng chung ý kiến “Do mẫu GXNKT chưa phù hợp về kích cỡ chất lượng, nên nhiều NKT vẫn sử dụng thẻ xe buyt miễn phí dành cho NKT khi cần phải có vấn đề xác nhận khuyết tật để sử dụng các dịch vụ miễn, giảm phí cho NKT”
Cá nhân tôi nhìn nhận và đã thấy còn có cả những GXNKT ghi chưa đúng về dạng tật theo quy định của luật NKT mà vẫn dung những từ dân dã, nôm na như: điếc, què thọt… khiến người được cấp GXNKT không khỏi trạnh lòng.

Muôn hình vạn trạng giấy xác nhận khuyết tật hiện nay

Hành lang vững vàng, cây gậy cũng cần đồng bộ.

Thẻ đi xe buyt miễn phí cho người cao tuổi, người khuyết tật.. đạt các tiêu chí thuận tiện cho người sử dụng

 Theo Điều 1 Công ước về Quyền của người khuyết tật (CRPD) của Liên hiệp quốc, NKT được hiểu là “những người có khiếm khuyết lâu dài về thể chất, tâm thần, trí tuệ hoặc giác quan mà khi tương tác với những rào cản khác nhau có thể phương hại đến sự tham gia hữu hiệu và trọn vẹn của họ vào xã hội trên cơ sở bình đẳng với những người khác”. Đây là lần đầu tiên có một định nghĩa về NKT được xác định trong luật nhân quyền quốc tế. Điều này có ý nghĩa lớn trong việc thúc đẩy và bảo vệ các quyền của NKT. Khác với quan niệm trên, Chính phủ Việt Nam chú trọng đến các điều kiện y tế trong định nghĩa và cách tiếp cận với NKT. Theo Điều 2 của Luật Người khuyết tật năm 2010 “NKT là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn”. Theo đó, định nghĩa về NKT trong pháp luật Việt Nam chỉ dừng ở các khiếm khuyết trên góc độ y tế mà không đề cập các khó khăn mà NKT gặp phải khi tiếp cận các dịch vụ công hay khi tham gia các hoạt động xã hội.
Chính từ góc nhìn đó, việc chăm sóc và bảo vệ NKT luôn được chú trọng. Tại Luật NKT vẫn đề cấp GXNKT được quy định đầy đủ và chi tiết tại Chương 2 “Xác nhận khuyết tật” từ Điều 15 đến Điều 20, đặt biệt chi tiết về Giấy xác nhận khuyết tật nêu rõ tại điều 19 rằng: Giấy xác nhận khuyết tật có các nội dung cơ bản sau:
a) Họ và tên, ngày, tháng, năm sinh, giới tính của người khuyết tật;
b) Địa chỉ nơi cư trú của người khuyết tật;
c) Dạng khuyết tật;
d) Mức độ khuyết tật.
Nhưng tại Điều 19 Chương 2, không nói đến các quy định về kích cỡ GXNKT, ảnh của người được cấp GXNKT nên vẫn còn xảy ra nhiều trường hợp và cậu chuyện không đáng có.
 Kiến nghị
Cần đồng bộ GXNKT theo một kích cỡ nhất định, nên là kích cỡ khổ 8cm X 5 cm là khổ phổ thông của các loại thẻ, căn cước công dân…để dễ mang theo.
Thẻ nên bằng chất liệu nhựa cứng có độ bền cao, GXNKT cần có ảnh của người được cấp để tránh việc cho mượn GXNKT và thời hạn sử dụng là vĩnh viễn.

Nhật Nam

Bài viết liên quan

z6122287444118_872b72eac5b493564b4d88631b06c7d1

Thúc đẩy cơ chế, chính sách giúp người khuyết tật hoà nhập cộng đồng

Ảnh 1

Tiếp tục khẳng định vai trò, ý nghĩa của chính sách trợ giúp pháp lý đối với đời sống xã hội

Picture1

Vụ Bản: Nỗ lực đảm bảo an sinh xã hội, chăm lo người có công

Picture1

Thúc đẩy vai trò của người khuyết tật vì một xã hội hòa nhập và phát triển bền vững

Picture1

Thanh Hoá: Những hoạt động ngoại khoá sôi nổi nhân ngày Nhà Giáo Việt Nam tại trường tiểu học Nga Bạch

Picture9

Lễ ra mắt Công ty Cổ phần Phát triển Hướng Dương Việt: Hiện thực hoá ước mơ cho những vầng trăng khuyết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang