Cần thêm các chính sách để bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng hiện nay

(ĐHVO). Trẻ em là nạn nhân dễ bị lừa nhất trên môi trường mạng, do vậy, cần có những chính sách đặc biệt để bảo vệ trẻ em trên môi trường này.

Sự ra đời của internet đã có tác động lớn đối với đời sống hiện nay, đặc biệt là đời sống của những người trẻ tuổi. Đại diện Hội bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam cho rằng, không thể phủ nhận vai trò của công nghệ số đối với đời sống của trẻ em. Nó mang lại cơ hội học tập và giáo dục cho trẻ em, đặc biệt ở các vùng sâu, vùng xa; cho phép trẻ em tìm hiểu thông tin, kiến thức, giải trí mà chúng quan tâm chỉ bằng máy tính, điện thoại thông minh; công nghệ số cũng mang đến cơ hội kinh tế bằng cách cung cấp cho những người trẻ tuổi cơ hội đào tạo và dịch vụ phù hợp với công việc, tạo ra các loại công việc mới…

Tuy nhiên về vấn đề độ tuổi sử dụng mạng xã hội, càng có nhiều bằng chứng cho thấy trẻ em truy cập internet ở độ tuổi ngày càng trẻ hơn, và vấn đề trẻ em bị xâm phạm trên môi trường mạng cũng ngày càng tăng. Theo thông tin từ Cục Trẻ em – Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Cục Cảnh sát hình sự – Bộ Công an cho thấy, từ năm 2015-2018 và 6 tháng đầu năm 2019, toàn quốc có 8.091 trẻ em bị xâm hại, trong đó, xâm hại trên mạng được một số nghiên cứu chỉ ra như sau: có gần 36,5% số trẻ trải nghiệm các thông tin, hình ảnh liên quan đến bạo lực; hơn 13% buộc phải tiếp xúc với tài liệu khiêu dâm; gần 16% trẻ gặp hành vi dụ dỗ tình dục qua mạng; trong khi đó, 2% trẻ em nhận được yêu cầu tiết lộ thông tin cá nhân, hình ảnh không mong muốn.

Can-them-chinh-sach-bao-ve-tre-em-tren-moi-truong-mang

(Ảnh minh họa, Nguồn: internet)

Trẻ em là nạn nhân dễ bị lừa nhất trên môi trường mạng và để lại hậu quả rất nghiêm trọng. Do vậy, Chính phủ, Bộ Thông tin và Truyền thông cần có những phương pháp và chính sách đặc biệt để bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng. Đặc biệt, có thể cho ra đời các sản phẩm truyền thông riêng cho gia đình và trẻ em để cảnh báo nguy cơ sẽ là nạn nhân của mạng xã hội nhất là trẻ em. Tạo điều kiện cho các tổ chức xã hội có các mô hình truyền thông riêng cho trẻ em (ví dụ Phiên tòa giả định) hay truyền thông tại cộng đồng cho các gia đình và trẻ em.

Nên chăng chúng ta cũng cần có các chính sách khuyến khích doanh nghiệp cho ra đời các sản phẩm theo dõi trẻ khi sử dụng mạng để các gia đình chú ý bảo vệ con em mình hay có các phần mềm trong điện thoại cho người dưới 18 tuổi. Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng cần phối hợp với các cơ quan khác như Bộ Thông tin – Truyền thông, Bộ Công an, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Đoàn Thanh niên…, để có chương trình đào tạo giáo dục, chương trình truyền thông giúp trẻ em có những kỹ năng tốt nhất khi tham gia môi trường mạng không ngừng phát triển như hiện nay.

Ninh Hương

Bài viết liên quan

Picture3

Cần tăng cường phổ biến kiến thức pháp luật cho người khuyết tật

Picture2

HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH VỀ THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT Ở VIỆT NAM

Picture3

MỘT SỐ NỘI DUNG MỚI CỦA LUẬT GIAO DỊCH ĐIỆN TỬ NĂM 2023

Picture5

THỰC HIỆN QUYỀN CỦA NGƯỜI KHUYẾT TẬT TỰ KỶ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY – THỰC TẾ, KHÓ KHĂN, VƯỚNG MẮC, KIẾN NGHỊ

Picture2

HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG VIỆT NAM

TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ CỦA PHÁP NHÂN THƯƠNG MẠI KHÔNG LOẠI TRỪ TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ CỦA CÁ NHÂN

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang