Cần hoàn thiện thể chế đối với người khuyết tật

(ĐHVO) Để đảm bảo cho người khuyết tật hòa nhập cộng đồng cần nhìn nhận từ nhiều khía cạnh khác nhau. Một trong những khía cạnh quan trọng đó là vấn đề việc làm và thu nhập cho người khuyết tật. Mặc dù Luật Người khuyết tật ra đời năm 2010 đã giải quyết nhiều vấn đề, nhưng không thể phủ nhận nó vẫn còn tồn tại một vài hạn chế.

Theo số liệu thống kê 2016 của Tổng cục thống kê, Việt Nam có khoảng 6,2 triệu người khuyết tật từ 2 tuổi trở lên, chiếm khoảng 7,06% dân số. Nhìn chung, chính sách pháp luật về trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật cũng được Bộ Lao động- Thương binh xã hội phối hợp chặt chẽ với các bộ, ban ngành để vừa sửa đổi, bổ sung các điều luật trong Bộ luật và các luật liên quan vừa ban hành thêm các nghị quyết, quyết định liên quan đến vấn đề này. Tuy nhiên vấn đề tổ chức, thực hiện các chính sách này lại chưa được tốt, càng về cấp cơ sở thì càng yếu kém. Phần nhiều là do trong nhận thức của mọi người hằn sâu suy nghĩ hỗ trợ người khuyết tật là gánh nặng nhiều hơn là trách nhiệm, thêm vào đó là việc thực thi các chính sách, quy định còn chưa nghiêm túc.

(Bộ trưởng Đào Ngọc Dung trả lời các ĐBQH tại Phiên giải trình- Nguồn: Internet)

Luật Người khuyết tật 2010 ra đời đã gần 10 năm, từ đó đến nay vẫn tồn tại một số bất cập so với tiêu chí bảo đảm về việc làm và thu nhập cho người lao động nước ta.

Đầu tiên là, chế độ khuyến khích cho đối tượng sử dụng lao động là người khuyết tật chưa rõ ràng, không tạo được động lực.

Trong Luật Người khuyết tật Điều 34 quy định: “Cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người khuyết tật được hỗ trợ cải tạo điều kiện, môi trường làm việc phù hợp cho người khuyết tật; được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp; được vay vốn với lãi suất ưu đãi theo dự án phát triển sản xuất kinh doanh; được ưu tiên cho thuê đất, mặt bằng, mặt nước và miễn, giảm tiền thuê đất, mặt bằng, mặt nước phục vụ sản xuất, kinh doanh theo tỷ lệ lao động là người khuyết tật, mức độ khuyết tật của người lao động và quy mô doanh nghiệp”.

Tính bất cập ở đây là con số 30%. Trên thực tế, số lượng doanh nghiệp sử dụng đến 30% lao động là người khuyết tật không nhiều. Nhưng còn những doanh nghiệp có con số ấy dưới 30% thì sao? Giả sử Doanh nghiệp sử dụng đến 29% số lao động là người khuyết tật thì cũng không nhận được chế độ nào ư? Bởi lẽ sử dụng người lao động là người có khiếm khuyết cần nhiều giai  đoạn và chi phí hơn so với lao động phổ thông bình thường. Chính sách trên vô hình chung tạo ra sự bất bình đẳng giữa các doanh nghiệp, khiến họ chấp nhận không tuyển người khuyết tật vào làm việc luôn ngay từ đầu, vì bởi lẽ họ cũng đâu nhận được sự khuyến khích hay hỗ trợ nào đâu!

(Lao động là người khuyết tật tại Doanhg nghiệp- Nguồn: Internet)

Thứ hai là xuất phát từ chính chủ trương của nhà nước. Khoản 1 điều 35 Luật Người khuyết tật 2010 quy định: “Nhà nước khuyến khích cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp nhận người khuyết tật vào làm việc. Doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động là người khuyết tật được hưởng chính sách ưu tiên theo quy định tại quy định Điều 34 của Luật này”. Chính sách trên nghe có vẻ tạo điều kiện cho người khuyết tật có cơ hội làm việc trong các doanh nghiệp nhưng thực tế nó mới chỉ dừng lại ở việc “khuyến khích”, có cũng được, mà không có cũng không sao. Vấn đề này liên quan đến đạo đức của doanh nghiệp nhiều hơn là nhà nước. Vì lẽ dĩ nhiên, việc nhận người khuyết tật vào làm việc không phải đơn giản giống như lao động phổ thông bình thường, chi phí nhà xưởng, chi phí đào tạo đều cần tăng thêm không ngừng. Mà mục đích kinh doanh ngày nay đều là cố gắng giảm bớt được các chi phí, tập trung tạo ra lợi nhuận từ các giá trị.

Nói như vậy, cũng không có nghĩa luật pháp phải đề ra chính sách “bắt buộc” các doanh nghiệp phải tuyển lao động là người khuyết tật, mà thay vào đó có thể đa dạng hóa các chính sách hơn cho các doanh nghiệp bằng cách ấn định các mục tiêu sử dụng lao động là người khuyết tật cho các doanh nghiệp đó.

Ba là, chưa có chính sách thực tế nào hỗ trợ lao động đối với người chăm sóc người khuyết tật. Khoản 2 điều 44 Luật Người khuyết tật quy định:

“Đối tượng được hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng bao gồm:

a) Gia đình có người khuyết tật đặc biệt nặng đang trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc người đó;

b) Người nhận nuôi dưỡng, chăm sóc người khuyết tật đặc biệt nặng;

c) Người khuyết tật quy định tại khoản 1 Điều này đang mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi.”

Theo quy định này, người chăm sóc người khuyết tật chỉ được nhận khoản trợ cấp hàng tháng, và thực tế khoản trợ cấp này còn khá thấp, không đủ trang trải cho việc chăm sóc người khuyết tật trong cuốc sống hàng ngày. Bình thường, việc chăm sóc người khuyết tật đã chiếm một khoảng thời gian lớn và khiến họ ít có cơ hội được làm việc đầy đủ như lao động bình thường. Các nguyên nhân bé này là nguyên nhân dẫn đến việc các hộ gia đình có người khuyết tật chủ yếu là hộ nghèo, thu nhập lại càng bấp bênh./.

Thúy Nga

Bài viết liên quan

Picture1

HỘI NGHỊ TẬP HUẤN VÀ TRAO ĐỔI, CHIA SẺ KINH NGHIỆM VỀ CÔNG TÁC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT

vn lsu 1

40 năm rực rỡ – Liên hoan văn nghệ Luật sư Hà Nội

clip_image001

NHẬN THƯƠNG YÊU ĐỂ SẺ CHIA THƯƠNG YÊU

Thạc sĩ Phạm Văn Hưng, hiệu trưởng Trường nuôi dạy trẻ em khiếm thị Hải Phòng đọc diễn văn khai giảng năm học mới.

Lễ khai giảng tại Trường Nuôi dạy trẻ em khiếm thị Hải Phòng

Hình ảnh tại chương trình

Nam Định: Trao học bổng cho học sinh vượt khó

bí thư tỉnh ủy

Nam Định: Công bố quyết định thành lập Đảng bộ thành phố và Đảng bộ các phường sau sáp nhập

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang