Cảm thông và chia sẻ của cộng đồng dành cho những người khuyết tật

(ĐHVO). Người khuyết tật mang trong mình những khiếm khuyết về cơ thể, không được hoàn toàn lành lặn như những người bình thường vì vậy họ rất cần có sự cảm thông và chia sẻ. Sự cảm thông và sự sẻ chia trong xã hội hiện nay là vô cùng quan trọng, tuy giản đơn nhưng mang ý nghĩa to lớn và giá trị nhất cho con người, đặc biệt là với người khuyết tật.

Sự cảm thông là sự thấu hiểu, đồng cảm, xúc động của mỗi chúng ta trước sự mất mát, đau khổ, hạnh phúc,… của người khác để rồi từ đó, ta có thể chia sẻ niềm vui, nỗi buồn, niềm tin cho họ để họ vững vàng, tin tưởng, mạnh mẽ hơn trong cuộc sống. Sự cảm thông và chia sẻ đó đều xuất phát từ những cung bậc cảm xúc của con người, mỗi chúng ta đều có thể thấy được điều đó, qua cách chia sẻ và những sự đồng cảm sâu sắc nhất, thấu hiểu đối với con người với nhau. Cảm thông và chia sẻ sẽ giúp cho người khuyết tật vơi đi những nỗi đau về mặt tinh thần, được động viên và tiếp thêm nguồn năng lượng trong cuộc sống.

Xung quanh ta có biết bao người luôn sẵn sàng đồng cảm, sẻ chia với những người không may mắn ấy. Những chương trình dành cho người khuyết tật, Hiến máu tình nguyện; những mái ấm, những món quà trao đi cho những người khuyết tật, người có hoàn cảnh khó khăn, những mảnh đời bất hạnh, chính là biểu hiện chân thực cảm động nhất của những tấm lòng đẹp biết đồng cảm sẻ chia trong cuộc sống hiện nay.

Đặc biệt là những mái ấm tình thương dành cho người khuyết tật hiện nay được dựng lên rất nhiều. Theo báo Người lao động Tại TP HCM, Trung tâm Bảo trợ trẻ em tàn tật và mồ côi Thị Nghè (quận Bình Thạnh), Trung tâm Dưỡng lão Thị Nghè (quận Bình Thạnh), chùa Kỳ Quang 2 (quận Gò Vấp), Trung tâm Nuôi dưỡng bảo trợ người bại liệt Thạnh Lộc… đã trở thành mái nhà của những phận đời kém may mắn. Ở đó có những đứa trẻ khuyết tật vừa chào đời đã bị bỏ rơi; những phận người mãi không biết được mẹ cha, quê quán; những phận đời bỗng chốc thành neo đơn, cơ nhỡ và cũng có cả những bậc sinh thành bị con cái hất hủi, lãng quên. Điều đó nói lên sự sẻ chia giúp đỡ của cộng đồng dành cho người khuyết tật. Những mái ấm tình thương dần được phát triển ở khắp mọi miền để cưu mang giúp đỡ những số phận bất hạnh ấy.

Du học sinh Lào tại TPHCM tham gia chăm sóc các em thiếu nhi tại Trung tâm bảo trợ khuyết tật và mồ côi Thị Nghè (Ảnh: thanhuytphcm.vn )

Được đồng cảm sẻ chia, những người khuyết tật họ sẽ có thêm sức mạnh và niềm tin để vượt qua trở ngại, khó khăn. Có thể bạn không biết nhưng một hành động rất nhỏ thôi cũng có thể cứu vớt một tâm hồn đang tuyệt vọng. Có những điều đối với bạn không là gì cả nhưng với người khác có thể là ước mơ cả đời không thể có được. Hãy đặt mình vào vị trí của những người bất hạnh hơn, bạn sẽ không chỉ cảm thông với số phận của họ mà còn biết yêu quý, trân trọng những gì mình đang có.

Người khuyết tật bình đẳng như mọi công dân và họ cần sự chia sẻ chứ không cần lòng thương hại, đây chính là niềm mong mỏi của chính bản thân người khuyết tật. Đặc biệt người khuyết tật ở các địa phương đều được gia đình, xã hội quan tâm, chăm sóc, được cộng đồng hỗ trợ cả về mặt vật chất và tinh thần, được bố trí hỗ trợ việc làm phù hợp với sức khỏe để họ có thể bảo đảm cuộc sống và hòa nhập với cộng đồng.


Chương trình thiện nguyện “Đồng hành cùng quê hương” tại xã Kim Phú

Chính vì điều đó đã thôi thúc CLB Tạp chí Điện tử Đồng hành Việt luôn có những hoạt động ý nghĩa hơn nữa để cùng đồng hành với người khuyết tật, người có hoàn cảnh khó khăn. Gần đây nhất, Tạp chí Thiện nguyện Đồng Hành Việt tổ chức chương trình thiện nguyện hỗ trợ người nghèo, người khuyết tật, gia đình chính sách và đối tượng yếu thế khu vực xã Kim Phú, thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang nhân dịp Ngày Người khuyết tật Việt Nam, Ngày Giải phóng miền Nam 30/4 và Ngày Quốc tế lao động 1/5. Chương trình đã thành công mang lại những hỗ trợ thiết thực, cùng chia sẻ những khó khăn, khuyến khích sự tham gia của người khuyết tật vào các lĩnh vực của đời sống xã hội, nhằm nâng cao chất lượng sống và đảm bảo sự hòa nhập – bình đẳng cho người dân trên địa bàn xã Kim Phú nói riêng và cộng đồng người khuyết tật Việt Nam nói chung. Hơn thế, qua chương trình CLB mong muốn phát động đến tất cả mọi người tinh thần tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách vốn là truyền thống quý báu của dân tộc ta.

Có câu nói rất ý nghĩa:“Nơi lạnh nhất không phải là Bắc Cực, mà nơi lạnh nhất là nơi thiếu tình thương”. Phải chăng cảm thông và chia sẻ như có thể giúp cho con người chúng ta xua đi mọi những u tối trong cuộc đời và đó cũng chính là những tia sáng ấm áp cần có dành cho người khuyết tật.

Hồng Liên

Bài viết liên quan

Picture9

Lễ ra mắt Công ty Cổ phần Phát triển Hướng Dương Việt: Hiện thực hoá ước mơ cho những vầng trăng khuyết

Picture1

Cần tăng cường tính đại diện và tiếng nói của người khuyết tật trong các cơ quan dân cử

Picture2

Chương trình “Hành trình cuộc sống” trao tặng trẻ em có hoàn cảnh khó khăn của thành phố 140 xe đạp và nhiều phần quà tặng

Picture1

Lễ kỷ niệm và Hội thảo khoa học “Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông 30 năm xây dựng và phát triển”

Picture1

Trường Phổ thông dân tộc nội trú huyện Lạc Sơn, tỉnh Hoà Bình: 3 năm liên tiếp đạt danh hiệu thi đua “Hai tốt”

Picture1

Khoa Chính trị học, Học viện Báo chí và Tuyên truyền: Tưng bừng Đêm đại nhạc hội chào đón tân sinh viên “FPS 2024 – Time Capsule”

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang