Theo Ngân hàng Thế giới, mỗi năm, có đến hai tỷ tấn chất thải rắn đô thị được tạo ra trên toàn cầu, điều đó có nghĩa là, mỗi ngày, lượng rác thải rắn đô thị hình thành tương đương với trọng lượng của Kim tự tháp Giza.
Khi dân số đô thị tiếp tục phát triển, một số thành phố đang phải “vật lôn” với vấn đề rác thải, trong số đó, đã có những thành phố chuyển sang áp dụng các công nghệ mới để xây dựng giải pháp cho vấn đề này.
Thị trường quản lý, xử lý chất thải toàn cầu đang bùng nổ, do đó, dự kiến đầu tư cho lĩnh vực này sẽ từ mức 331 tỷ đô la trong năm 2017 sẽ đạt tới 530 tỷ đô la vào năm 2025, theo báo cáo của Allied Market Research .
Theo ông Ricardo Cepeda-Márquez, giám đốc chất thải rắn của C40 Cities, một mạng lưới toàn cầu của các thành phố cam kết khắc phục biến đổi khí hậu cho biết, các thành phố phải giải quyết vấn đề chất thải ngay lập tức để tránh những hậu quả nghiêm trọng trong tương lai,
Chất thải không được kiểm soát có thể dẫn đến cống bị tắc nghẽn, lũ lụt và lây lan các bệnh từ nước. Chất hữu cơ được đổ trong các bãi chôn lấp – nơi nó thiếu không khí để phân hủy nhanh chóng – tạo ra khí metan, đẩy nhanh sự thay đổi khí hậu.
Tạo năng lượng từ chất thải
Copenhagen, Đan Mạch, gần đây đã khai trương nhà máy năng lượng từ chất thải sáng tạo của mình.
Nhà máy đốt chất thải thay vì nhiên liệu hóa thạch, có khả năng chuyển đổi 450.000 tấn rác thành năng lượng hàng năm, cung cấp điện cho 30.000 hộ gia đình và sưởi ấm cho 72.000 người.
Mặc dù nó vẫn tạo ra khí thải CO2 từ việc đốt, thành phố có kế hoạch cài đặt một hệ thống để thu giữ carbon do quá trình đốt cháy, sau đó lưu trữ carbon hoặc tìm cách để sử dụng nó hữu hiệu nhằm phát triển kinh tế. Bằng cách khai thác một nguồn tài nguyên không sử dụng, nó cũng sẽ giúp thành phố giảm thiểu sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch.
“Thay vì đặt chất thải vào một bãi rác lớn, chúng tôi sử dụng chất thải để sản xuất năng lượng để sưởi ấm và điện theo cách hiệu quả nhất hiện có”, Thị trưởng thành phố Copenhagen Frank Jensen nói.
Ảnh nguồn:Internet
“Việc đốt chất thải hiệu quả, cung cấp năng lượng sưởi ấm cho 99% các tòa nhà ở Copenhagen, vì vậy chúng tôi sẽ loại bỏ ô nhiễm từ than, dầu và dầu mỏ”, ông nói thêm, giúp thủ đô đạt được mục tiêu trở thành thành phố trung hòa carbon đầu tiên của thế giới vào năm 2025 .
Các thành phố như Addis Ababa ở Ethiopia, Thâm Quyến ở Trung Quốc và Hà Nội ở Việt Nam đang thử nghiệm các nhà máy biến chất thải thành năng lượng tương tự.
Nhưng Cepeda-Márquez cảnh báo rằng công nghệ này có giới hạn của nó. Một thành phố cần cơ sở hạ tầng vững chắc và một hệ thống thu gom rác thải mạnh mẽ để có thể có lợi ích từ một trong những nhà máy này.
“Nhiều thành phố phía nam toàn cầu, với hệ thống quản lý chất thải được quản lý kém, hy vọng rằng với lò đốt lý tưởng hoặc cơ sở xử lý chất thải, tất cả các vấn đề của họ sẽ biến mất,” ông nói. “Nhưng nếu hệ thống bị hỏng, không có công nghệ nào sẽ sửa chữa nó.”
Hệ thống thông minh hơn
Các thành phố khác đang bắt đầu ở cấp độ đường phố, sử dụng trí thông minh nhân tạo và tự động hóa để sắp xếp các vật liệu tái chế hoặc cảm biến để giảm lượng rác thải.
Chẳng hạn, Singapore và Seoul, Hàn Quốc, đã lắp đặt thùng rác thông minh, chạy bằng năng lượng mặt trời trên đường phố của họ. Mỗi chiếc đều được trang bị máy đầm, cho phép nó chứa được nhiều rác hơn. Khi thùng đầy, các cảm biến của nó sẽ cảnh báo cho người thu gom chất thải.
Theo Liên Hợp Quốc, đến năm 2050, 68% dân số thế giới sẽ sống ở các khu vực đô thị, gây quá tải cho cơ sở hạ tầng thành phố hiện có.
Thông thường, các thành phố gửi các xe tải khác nhau để thu gom các loại chất thải khác nhau – một xe tải thu gom nhựa để tái chế, ví dụ như thu gom chất thải thực phẩm. Nhưng điều đó đòi hỏi rất nhiều xe tải, có nghĩa là thêm chi phí và lượng xe hoạt động nhiều hơn.
Cepeda-Márquez nói: “Ở nhiều thành phố ở châu Âu, đường phố rất hẹp và không có nhiều không gian mở cho nhiều xe tải thu gom rác thải được thực hiện.”
Thủ đô Oslo của Na Uy đã thiết kế một mô hình thông minh để tránh điều này. Kể từ năm 2012, cư dân thành phố đã được yêu cầu sử dụng các túi màu khác nhau cho các loại chất thải khác nhau và thay vì thu gom chúng một cách riêng biệt, xe tải thu thập tất cả các túi cùng một lúc và đưa chúng đến một nhà máy phân loại quang học.
Các túi màu xanh lá cây chứa chất thải thực phẩm và túi màu xanh da trời có chất thải nhựa được tách ra khỏi chất thải còn lại khác bằng công nghệ đọc quang học tinh vi, giúp phát hiện màu sắc của túi với độ chính xác khoảng 98% .
Thành phố tuyên bố rằng, các chiến dịch phân loại chất thải và nhận thức cộng đồng gia tăng đã có tác động tích cực, giảm lượng rác thải của mỗi hộ gia đình và tăng số lượng được tái sử dụng và tái chế. Năm 2018, 37% chất thải gia đình được tái chế, tăng từ 10% năm 2004.
Như vậy, lợi ích kinh tế và môi trường phương pháp này mang lại là không nhỏ.
Anh/Theo Cnn