Bóng đá với người khiếm thị

(DHVO). Bóng đá là môn thể thao vua, cuốn hút mọi người mọi giới, kể cả những người bị khuyết tật.

Nhằm giúp trẻ khiếm thị Việt Nam được hưởng niềm vui đá bóng và được giáo dục thể chất một cách khoa học, bài bản, những sân bóng tiêu chuẩn cho trẻ khiếm thị đã được những cơ quan, đoàn thể, những nhà hảo tâm chung tay xây dựng.

Sân quy chuẩn cho người khiếm thị chỉ dài 40 mét thay vì dài hơn trăm mét so với bóng đá thông thường. Sân lát sàn gỗ, có tường thấp chạy theo lề sân bằng xốp hoặc mút để tránh chấn thương cho cầu thủ và cũng để bóng bật lại khi va phải, khiến trận đấu không bị gián đoạn bởi những quả đá biên hoặc ném biên.

bong-da-voi-nguoi-khiem-thi

Sân bóng đá cho trẻ khiếm thị  tại khuôn viên Trường PTCS Nguyễn Đình Chiểu Hà Nội – Ảnh nguồn internet

Sân nhỏ với 5 người mỗi bên. 4 cầu thủ khiếm thị và nếu họ vẫn nhìn được mờ mờ thì Ban tổ chức sẽ đưa họ băng che mắt để đảm bảo công bằng trong thi đấu. Riêng vị trí thủ môn chấp nhận những người còn chút ít thị lực để họ chủ động tránh va chạm khi tiền đạo đối phương ham bóng lao cả vào khung thành.

bong-da-voi-nguoi-khiem-thi

Ảnh nuồn Internet

Bóng có gài lục lạc phía trong, khi lăn sẽ phát ra tiếng kêu để người khiếm thị nhận biết. Cũng vì vậy Ban tổ chức luôn yêu cầu khán giả trật tự để các cầu thủ còn nghe được tiếng lục lạc reo.

Huấn luyện viên hai đội thì trận nào cũng khản hết giọng vì chỉ đạo, hướng dẫn cầu thủ của mình phối hợp với đồng đội.

Không như bóng đá thông thường. Bóng đá khiếm thị trận nào cũng có cầu thủ bị thương. Dù quấn khăn quanh trán. Đeo bịt khủy tay, đầu gối nhưng lần thì vấp bóng, lần va vào vách hoặc va lẫn nhau khiến săn sóc viên mệt hơn cả cầu thủ thi đấu. Mà thật lạ. Chân tay mình mẩy đầy vết thâm tím nhưng cầu thủ nào cũng hân hoan cười khi được dốc sức trên sân.

bong-da-voi-nguoi-khiem-thi

Ảnh nuồn Internet

Với họ, đó không chỉ là những trận đấu, đó còn là cơ hội để họ hòa nhập cộng đồng một cách trọn vẹn nhất.

bong-da-voi-nguoi-khiem-thi

Ảnh nuồn Internet

bong-da-voi-nguoi-khiem-thi

Ông Phạm Văn Hải, công tác tại Liên đoàn Bóng đá TP Hồ Chí Minh bình luận bên ngoài trận đấu, hỗ trợ các em khiếm thị xem bóng đá qua tivi – Ảnh nguồn Internet

Cười đấy rồi khóc đấy. Họ là một trong những cổ động viên giàu cảm xúc nhất nước Việt mình.

Cựu HLV trưởng Đội tuyển bóng đá khiếm thị Việt Nam Nguyễn Minh Hào từng tâm tư :

“ Người khiếm thị rất ham chơi bóng nhưng không phải sân nào cũng đá được vì dễ va chạm hoặc té ra ngoài. Vào giải chúng tôi phải nhờ người bắt vít tạo vách đường biên. Nếu không kịp thì tình nguyện viên đứng dọc đường pist để hô cảnh báo cho cầu thủ.

Sân chơi cho các môn khác như cờ tướng, cờ vua, judo…cho người khiếm thị cũng còn khan hiếm”.

Hy vọng thể thao của những người khuyết tật Việt Nam nói chung và bóng đá cho người khiếm thị nói riêng sẽ có sự khởi sắc, lập được những kỳ tích trên đấu trường khu vực và châu lục.

Hồ Công Thiết

Bài viết liên quan

Picture3

Học viện Báo chí và Tuyên truyền tổ chức Lễ kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 – 20/11/2024)

43

Chuỗi hoạt động chào mừng 70 năm giải phóng thành phố Nam Định

“Tháng 3 giỗ mẹ” – tưởng nhớ Thánh Mẫu Liễu Hạnh

1

Bầu chọn danh hiệu “Vận động viên (VĐV) tiêu biểu và đề cử vận động Thể thao người khuyết tật xuất sắc thành phố Hải Phòng lần thứ 30 năm 2023”

tl-1-5308.jpg

Quảng Bình: Triển lãm về văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số

thoi-3-2228

Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy xoá mù chữ ở Lạng Sơn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang