Bị phạt đến 10 triệu đồng nếu xúc phạm nhà giáo, học sinh

Nghị định 04/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục có hiệu lực thi hành từ ngày 10/3.

Bị phạt đến 10 triệu đồng nếu xúc phạm nhà giáo, học sinh

Ảnh minh họa

Từ ngày 10/3, xử phạt từ 5 – 10 triệu đồng đối với hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục trong cơ sở giáo dục.

Cụ thể, điều 26 của nghị định quy định mức phạt tiền từ 5 – 10 triệu đồng đối với hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm; xâm phạm thân thể nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục trong cơ sở giáo dục nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

Xúc phạm nhà giáo, học sinh: Phạt đến 10 triệu đồng - Ảnh 1.

Ảnh minh họa.

Người vi phạm buộc phải xin lỗi công khai người bị xúc phạm danh dự, nhân phẩm trừ trường hợp người bị xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể có yêu cầu không xin lỗi công khai.

Bên cạnh đó, Điều 28, Nghị định 04/2021/NĐ-CP cũng quy định mức xử phạt từ 5 – 10 triệu đồng đối với hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể người học nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc kỷ luật người học không đúng quy định.

Người vi phạm phải xin lỗi công khai người bị xúc phạm danh dự, nhân phẩm; xâm phạm thân thể trừ trường hợp người bị xúc phạm danh dự, nhân phẩm; xâm phạm thân thể hoặc người đại diện hợp pháp của người học là người chưa thành niên có yêu cầu không xin lỗi công khai.

Mức phạt trên là mức phạt đối với tổ chức, cá nhân có cùng hành vi thì mức phạt tiền bằng một nửa so với tổ chức. Như vậy, giáo viên có hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm học sinh nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị phạt tiền từ 2,5 – 5 triệu đồng.

Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc hủy bỏ quyết định kỷ luật và khôi phục quyền học tập của người học đối với hành vi vi phạm; buộc xin lỗi công khai người bị xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể, trừ trường hợp người bị xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể hoặc người đại diện hợp pháp của người học là người chưa thành niên có yêu cầu không xin lỗi công khai.

Nguồn: Báo Điện tử Dân sinh

Bài viết liên quan

Picture3

Cần tăng cường phổ biến kiến thức pháp luật cho người khuyết tật

Picture2

HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH VỀ THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT Ở VIỆT NAM

Picture3

MỘT SỐ NỘI DUNG MỚI CỦA LUẬT GIAO DỊCH ĐIỆN TỬ NĂM 2023

Picture5

THỰC HIỆN QUYỀN CỦA NGƯỜI KHUYẾT TẬT TỰ KỶ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY – THỰC TẾ, KHÓ KHĂN, VƯỚNG MẮC, KIẾN NGHỊ

Picture2

HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG VIỆT NAM

TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ CỦA PHÁP NHÂN THƯƠNG MẠI KHÔNG LOẠI TRỪ TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ CỦA CÁ NHÂN

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang