Beethoven- Khuyết tật nhưng không khuyết tài

(ĐHVO) Là một nhà soạn nhạc vĩ đại nhưng Beethoven cũng không thể tránh khỏi sự trêu ngươi của số phận khi mà số phận đã lấy đi mất thứ quý giá nhất của một người nhạc sĩ – thính giác.

Beethoven sinh ra trong một gia đình nhạc sĩ tuy nhiên tổ tiên lại là những người nông dân và thợ thủ công có nguồn gốc từ Vlaanderen. Ông sinh ngày 17/12/1770 tại Bonn, Đức, có họ tên đầy đủ là Ludwing van Beethoven. Cha ông là John van Beethoven (ca sĩ trong giáo đường hoàng gia ở Bonn) và mẹ là Magdalena Keverich van Beethoven (con gái của một người đầu bếp cung đình).

Ông là một nhà soạn nhạc cổ điển, là một hình tượng âm nhạc trong giai đoạn giao thời từ thời kỳ âm nhạc cổ điển sang thời kỳ âm nhạc lãng mạn. Trong suốt quá trình sự nghiệp của mình, ông đã tạo ra rất nhiều kiệt tác mà giá trị cho đến ngày nay vẫn còn giữ nguyên như: Bản giao hưởng số 2 Rê trưởng, Bản giao hưởng số 3 Mi giáng trưởng, Bản giao hưởng số 5 Đô thứ, Bản giao hưởng số 6 Fa trưởng, Sonata Bi tráng, Sonata Ánh trăng,….

Beethoven – Khuyết tật không cản trở tài năng

Cha ông rất ngưỡng mộ nhà soạn nhạc nổi tiếng Mozart nên khi thấy Beethoven còn nhỏ nhưng đã thích bấm lên những phím đàn piano, cha ông đã đề ra những bài tập luyện nghiêm ngặt cùng với thời gian biểu kín mít cho ông với mong muốn ông sẽ trở thành một tài năng âm nhạc, giúp gia đình trở nên giàu có. Theo đó, ông đã được cha cho tập đàn clavio từ lúc 3 tuổi và sau đó là những bài tập violon, piano, organ,… Dường như cha ông vẫn chưa hài lòng về việc tập luyện của ông nên cha ông thường xuyên mắng chửi, thậm chí đánh đập ông vô cùng tàn nhẫn. Không những vậy, thường xuyên, vào nửa đêm, cha ông vẫn yêu cầu ông dậy để tập chơi dương cầm. Chính vì những áp lực do cha tạo ra nên ông thường xuyên cảm thấy mệt mỏi và không tập trung được khi đến trường. Cuối cùng, đến năm 11 tuổi, ông phải nghỉ học để tập trung vào âm nhạc theo yêu cầu của cha. Những hành động và yêu cầu của cha ông đều tập trung hướng tới mục tiêu phát triển âm nhạc. Tuy nhiên, hành động này không những không phát triển tài năng của ông mà ngược lại cản trở sự phát triển tài năng của ông. Tài năng của ông chỉ tiếp tục phát triển khi anh chị em của ông tìm cách thuyết phục cha cho phép ông theo học nhạc với một người thầy dạy nhạc khác.

Không may, vào năm 1818, ông bị mất thính giác hoàn toàn, do từ nhỏ ông hay bị chứng viêm tai giữa nhưng cha mẹ không hề hay biết và không được điều trị đúng cách nên dẫn tới bệnh nặng dần. Khi đang ở đỉnh cao của sự nghiệp âm nhạc thì sự cố xảy ra với ông nhưng không phải vì thế mà ông từ bỏ sự nghiệp của mình, ông vẫn tiếp tục sáng tác âm nhạc và theo đuổi niềm đam mê. Giai đoạn này, ông viết nhạc bằng cách tưởng tượng các nốt nhạc trong đầu và bằng cảm nhận. Khi sáng tác, ông ngồi hàng giờ bên cây đàn piano, đặt một đầu cây bút chì trong miệng, đầu kia thì chạm vào phiến gỗ khuyếch đại âm thanh của cây đàn để cảm nhận sự rung động của nốt nhạc. Ngay cả những năm sau đó, khi bệnh tật ập đến, dày vò bản thân như: Năm 1823 bắt đầu mù cả hai mắt và bệnh thống phòng, năm 1825 xơ gan cổ chướng, năm 1826 viêm phổi và phù toàn thân, ông vẫn không hề buông bỏ, vẫn sáng tác. Cũng chính thời điểm này, hàng loạt những tác phẩm bất hủ đã ra đời và giá trị vẫn còn được lưu giữ cho đến ngày nay như: Bản giao hưởng số 8, Bản giao hưởng số 9, Bản lễ ca, những sonata: Liên tấu cho đàn piano và Từ tấu. Có thể nói đây là sự trêu ngươi mà số phận dành cho ông.

“Trăm năm trong cõi người ta

Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau”

Hai câu thơ trên trong tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du lại vô cùng thích hợp đối với cả cuộc đời của Beethoven: “Tài năng nhưng bạc mệnh”. Có tài năng nhưng không được số phận ưu ái, Beethoven vẫn vượt lên tất cả để chiến thắng số phận, là minh chứng cho một nghị lực mạnh mẽ, sống hết mình, cống hiến hết mình cho nền âm nhạc. Beethoven, nhạc sĩ cổ điển vĩ đại điển hình vượt lên số phận và nghịch cảnh cuộc đời, ông khuyết tật nhưng không khuyết tài, không có rào cản nào cản được niềm đam mê và tình yêu đến với âm nhạc của ông”

Thu Hà

Bài viết liên quan

80

CHÚNG TA SẼ HỒI SINH MẠNH MẼ

CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH – MỘT NHÀ BÁO CÁCH MẠNG LỖI LẠC SỐNG MÃI VỚI THỜI GIAN

bà lịch - PX

Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng nghiệp: Trợ giúp pháp lý thành công cho người nghèo, người khuyết tật

Song-vinh-quan-giu-doi-thuo

Cảm phục tấm gương nữ thương binh vinh dự được Thủ tướng tuyên dương

IMG_0144

Tấm gương thương binh tỷ phú ở Nông trường Mộc Châu

nam

Hà Nam: Phát huy vai trò “Tuổi cao – Gương sáng” của người cao tuổi trong gia đình và xã hội

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang