BBC cam kết tăng gấp đôi số lượng nhân viên khuyết tật vào năm 2020

(DHVO). Các đài truyền hình và bộ trưởng của “xứ sở sương mù” đã cam kết sẽ tăng gấp đôi số lượng người khuyết tật tham gia vào công việc truyền hình năm 2020 để làm cho ngành công nghiệp “bao quát hơn”.


việc làm khuyết tật

Ảnh minh họa

Nguồn Internet

 

Một số kênh truyền hình nổi tiếng như BBC, ITV, Channel 4 và Sky đã ủng hộ kế hoạch tăng tỷ lệ nhân viên khuyết tật với 4,5% ở hiện tại.

Chính phủ đang hỗ trợ kế hoạch này với sự tham gia của Sở Lao động và Lương hưu (DWP) vào việc nâng tỷ lệ nhân viên khuyết tật lên sóng truyền hình và cả ở hậu trường gần hơn với tỉ lệ người khuyết tật quốc gia- chiếm khoảng 18% dân số.

Sáng kiến ​​này đã được thúc đẩy bởi Mạng Đa dạng Sáng tạo (CDN)- thường giám sát sự đa dạng trong phát thanh truyền hình của Vương quốc Anh. Nghiên cứu của tổ chức này nhận thấy một số lượng tương đối thấp số người tàn tật làm việc trong lĩnh vực phát thanh truyền hình.

Sarah Newton, Bộ trưởng cho người khuyết tật của Anh, cho biết: “Tăng gấp đôi số người  khuyết tật sẽ đóng một vai trò quan trọng bởi có thể giúp 14 triệu người khuyết tật của Vương quốc Anh cảm thấy họ được đại diện trên các phương tiện truyền thông, đồng thời khả năng thay đổi nhận thức của công chúng về người khuyết tật sẽ tốt hơn.”

DWP đang làm việc với CDN về thay đổi không gian làm để thuận tiện và dễ tiếp cận hơn với người khuyết tật, cùng với đó các nhà lãnh đạo của các kênh truyền hình cũng đang xây dựng kế hoạch, sắp xếp vị trí mới để nhân viên khuyết tật làm việc.

Lord Hall, tổng giám đốc của kênh truyền hình nổi tiếng thế giới- BBC, cho biết:

“Đa dạng là cam kết quan trọng của BBC khi phục vụ toàn bộ Vương quốc Anh. Là một ngành công nghiệp có sức ảnh hưởng rộng rãi đến công chúng, chúng tôi phải làm nhiều hơn nữa để tăng số lượng người khuyết tật làm việc trong lĩnh vực phát thanh truyền hình.

Chúng tôi hoàn toàn ủng hộ và cam kết thực hiện kế hoạch “Tăng gấp đôi số lượng nhân viên khuyết tật” của CDN và muốn làm tất cả những gì có thể để đa dạng hơn nữa sự hiện diện của nhân viên cũng như các nhà báo tự do của chúng tôi trong ngành.”

Đây là chính sách khá mới mẻ và có ý nghĩa đặc biệt- không chỉ tạo thêm cơ hội việc làm cho người khuyết tật, xóa mờ dần những phân biệt giữa người lao động bình thường và người khuyết tật, mà còn có tác dụng tuyên truyền, thay đổi nhận thức của công chúng về người khuyết tật ngày nay đầy nhiệt huyết và năng lực. Là một nước luôn quan tâm đến việc đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp cho người khuyết tật, Việt Nam cũng có thể xem xét, học hỏi những chính sách đầy nhân văn của nước ngoài như trên.


Trang Quỳnh

Bài viết liên quan

Mạn đàm một số nội dung về tiếp cận quyền bầu cử, ứng cử của người khuyết tật

Cần làm tốt vai trò truyền thông liên quan đến người khuyết tật

Picture1

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà kiểm tra công tác phòng, chống lụt bão tại tỉnh Nam Định

Picture1

Nam Định tiếp nhận ủng hộ đồng bào bị thiên tai

Bí thư Tỉnh ủy Phạm Gia Túc (ở giữa) cùng Chủ tịch HĐND Lê Quốc Chỉnh ủng hộ tại Lễ Phát động

Nam Định: Phát động ủng hộ đồng bào vùng lũ

Picture1

Cần đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền phổ biến pháp luật đối với người khuyết tật

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang