Bạo lực hẹn hò biến tình yêu thành nỗi ám ảnh

(ĐHVO). Yêu là để tìm kiếm sự yêu thương vì thế không ai muốn mình là nạn nhân trong chính tình yêu của mình.

Khái niệm “bạo lực hẹn hò” ở Việt Nam được nghiên cứu bởi nhóm Y.Change (một nhóm bạn trẻ hoạt động về giới tại Hà Nội). Nhóm đã đưa ra những con số khá bất ngờ thông qua các khảo sát thực tế với 569 bạn nữ ở lứa tuổi từ 18-30.

Ảnh minh họa, nguồn ảnh Internet

Theo đó, bạo lực hẹn hò là khi một bên thể hiện quyền lực và sự kiểm soát đối với bên kia bằng việc gây ra hoặc đe dọa gây ra hành vi bạo lực trong một cặp đôi đang trong thời gian tìm hiểu và chưa kết hôn.

Hình thức của bạo lực hẹn hò rất đa dạng: Bạo lực thể chất (bóp cổ, đấm đá, tát, đạp, dùng vũ khí… gây thương tích), bạo lực tình dục, ngược đãi tâm lý cảm xúc hoặc lời nói (chửi mắng, đe dọa, cô lập họ khỏi gia đình, bè bạn; đổ lỗi cho đối phương về những việc ngoài ý muốn…), kiểm soát thông tin cá nhân trong các vật dụng công nghệ (smartphone, facebook, máy tính…), can thiệp vào các khoản chi tiêu của đối phương, đeo bám sau khi chia tay…

Trên thực tế đã có rất nhiều vụ án xuất phát từ bạo lực hẹn hò. Mới đây, chỉ vì yêu đơn phương mà không được đáp trả, 1 nam thanh niên đã đánh cô gái mà mình thích trong suốt 2 tiếng đồng hồ gây rúng động trên mạng xã hội hay hàng loạt các vụ án xảy ra như phóng hỏa đốt nhà bạn gái vì bị từ chối yêu, bị hành hung vì không nối lại tình cảm; cô gái bị người yêu chém, đốt vì không yêu,… Tất cả đã dấy lên hồi chuông cảnh báo về bạo lực hẹn hò trong xã hội hiện nay.

Chúng ta luôn cảnh giác với “bạo lực gia đình” nhưng không hề biết rằng bạo lực hẹn hò chính là mầm mống để phát triển lên thành bạo lực gia đình nhưng lại bị nhiều bạn trẻ coi nhẹ. Họ coi những cái đánh cái tát chỉ là giây phút nhất thời của đối phương, không kiềm chế được bản thân khi nóng giận. Họ coi những lời chửi mắng, đe dọa chỉ là lời nói thoáng qua rồi sau đó mọi chuyện sẽ ổn.

Nhưng không! Những lời chửi mắng, đe dọa, đánh đập thể hiện hành vi của con người khi đứng trước một sự việc nào đó. Hành vi ấy sẽ có dấu hiệu lặp lại thường xuyên nếu không được ngăn chặn từ đầu. Và đó là lý do khiến cho bạo lực hẹn hò ngày càng có cơ hội phát triển và trở thành nỗi ảm ảnh đối với nhiều bạn trẻ.

Ở góc độ khác nhau, hậu quả mà nạn nhân phải gánh chịu từ bạo lực hẹn hò cũng khác nhau. Nữ giới khi bị bạo lực hẹn hò thường chịu tác động nặng nề, lâu dài hơn nam giới như: Sang chấn tâm lý (lo lắng, trầm cảm); sử dụng chất kích thích gây hại sức khỏe (hút thuốc lá, uống rượu, ma túy…); rối loạn ăn uống; chịu rủi ro từ hành vi tình dục (mang thai ngoài ý muốn, nhiễm bệnh lây truyền qua đường tình dục,…

Để hạn chế vấn nạn này, mỗi người cần phải trang bị những kỹ năng để bình tĩnh xử lý tình huống, giải quyết khúc mắc và tôn trọng lẫn nhau trong tình yêu.

Hẹn hò là để gặp gỡ, tìm hiểu người mà mình thầm thương trộm mến, là tiền đề để đi tới hôn nhân. Không có tình yêu nào xuất phát từ bạo lực và cũng không có bạo lực nào được coi là tình yêu.

Lan Phương

Bài viết liên quan

Mạn đàm một số nội dung về tiếp cận quyền bầu cử, ứng cử của người khuyết tật

Cần làm tốt vai trò truyền thông liên quan đến người khuyết tật

Picture1

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà kiểm tra công tác phòng, chống lụt bão tại tỉnh Nam Định

Picture1

Nam Định tiếp nhận ủng hộ đồng bào bị thiên tai

Bí thư Tỉnh ủy Phạm Gia Túc (ở giữa) cùng Chủ tịch HĐND Lê Quốc Chỉnh ủng hộ tại Lễ Phát động

Nam Định: Phát động ủng hộ đồng bào vùng lũ

Picture1

Cần đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền phổ biến pháp luật đối với người khuyết tật

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang