Bạo lực gia đình – Tội ác đến từ người thân

(DHVO) Trước những diễn biến phức tạp của dịch Covid, nhiều Chính phủ đã quyết định thực hiện biện pháp cách ly toàn dân để ngăn ngừa sự lây lan của dịch bệnh này. Tuy nhiên, một vấn đề nhức nhối, đáng lên án đã lại nhen nhóm trở lại khi người dân chỉ ở trong nhà, đó là bạo lực gia đình gia tăng trở lại khi những người yếu thế bị mắc kẹt trong cùng một mái nhà với những kẻ bạo hành.

Trên thực tế, bạo lực gia đình không còn là vấn đề mới và xa lạ, mà đã hình thành từ rất lâu, tồn tại trong nhiều gia đình, trên nhiều quốc gia khắp thế giới. Ngay cả trong truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” của nhà văn Nguyễn Minh Châu sáng tác năm 1983 cũng đã nhắc tới vấn đề này, khi ông miêu tả cảnh người đàn bà hàng chài bị chính chồng mình đánh. Và một điều dễ thấy rằng, bạo lực gia đình không chỉ là hành vi gây ra sự tổn thương về thể xác, mà tạo nên những nỗi đau tinh thần khó có thể phai nhòa. Nguyên nhân chủ yếu của những vụ bạo lực gia đình được xác định là do mâu thuẫn trong cuộc sống hôn nhân vợ chồng, hạn chế trong mặt nhận thức và sự mặc cảm, tự ti, sợ hãi của chính những người bị bảo hành và từ tính cách vũ phu, gia trưởng của những kẻ bạo hành. Mặc dù pháp luật đã đưa ra rất nhiều quy định nhằm bảo vệ người dân khỏi những hành vi này, tuy nhiên, những quy định này vẫn chưa thực sự được áp dụng trong thực tế vì tâm lý e sợ, xấu hổ của những người bị bạo hành. Họ đã không dám dũng cảm đứng lên, tố cáo hành vi bạo hành của chính người chồng hay cha mẹ của mình trước pháp luật mà chỉ cam chịu, nhún nhường.

Bạo lực gia đình là hành vi gây tổn thương cả sức khỏe và tinh thần của nạn nhân

(Ảnh: Internet)

Theo thông tin thu thập được từ nhiều nguồn tin khác nhau, tại Trung Quốc, tình trạng bạo hành đã tăng lên đáng kể từ khi người dân bị hạn chế ra ngoài. Tại tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc đã ghi nhận số cuộc gọi báo cảnh sát đã tăng gấp 3 so với cùng kỳ năm ngoái trong giai đoạn phong tỏa vào tháng 2. Còn tại Pháp, số trường hợp bạo hành gia đình cũng tăng lên hơn 30% kể từ khi nước này thực hiện lệnh phong tỏa vào ngày 17/03/2020. Tại Việt Nam, theo thống kê của Vụ Gia đình, Bộ VH-TT-DL, mỗi năm cả nước có 100.000 vụ bạo lực gia đình dẫn đến ly hôn, làm tổn hại tinh thần, sức khỏe, ảnh hưởng tới kinh tế và năng suất lao động, ước tính gây thiệt hại khoảng 1,78% GDP. Trong số các vụ bạo lực gia đình bị phát hiện, nạn nhân là nữ chiếm đến hơn 74%, trẻ em là hơn 11%. Và mới đây, một vụ bạo hành gia đình, cụ thể hơn là bạo hành trẻ em đã xảy ra trên địa bàn phường Phương Liên, quận Đống Đa, dấy lên một hồi chuông về hành vi bạo lực gia đình. Điều đau lòng nhất chính là, kẻ bạo hành em bé 3 tuổi đến chết lại chính là mẹ ruột của em.

Có thể nói rằng, bạo lực gia đình là một hành vi độc ác nhất, bởi người gây án lại chính là những người thân trong gia đình của nạn nhân. Còn gì đau lòng hơn việc bản thân bị chính những người thân thuộc, yêu thương nhất hành hạ, ghét bỏ. Khi bạo lực gia đình được phát hiện và giải quyết, thì những nỗi đau về thể xác, những vết sẹo trong tinh thần của nạn nhân đã hằn sâu và không thể xóa bỏ. Không chỉ vậy, chính những đứa trẻ lớn lên trong gia đình bạo lực cũng bị ảnh hưởng sâu sắc về tinh thần. Do đó, chúng ta cần phải chung tay, nâng cao ý thức pháp luật để ngăn chặn và xóa bỏ hoàn toàn bạo lực gia đình.

Minh Hằng

Bài viết liên quan

Thạc sĩ Phạm Văn Hưng, hiệu trưởng Trường nuôi dạy trẻ em khiếm thị Hải Phòng đọc diễn văn khai giảng năm học mới.

Lễ khai giảng tại Trường Nuôi dạy trẻ em khiếm thị Hải Phòng

Hình ảnh tại chương trình

Nam Định: Trao học bổng cho học sinh vượt khó

bí thư tỉnh ủy

Nam Định: Công bố quyết định thành lập Đảng bộ thành phố và Đảng bộ các phường sau sáp nhập

Hình ảnh minh họa (nguồn internet)

Nam Định: Chấn chỉnh công tác đấu giá quyền sử dụng đất

Bảo hiểm thương tật, cứu cánh cho người lao động nếu không may tai nạn

Picture1

HOA ĐÀO NỞ MUỘN

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang