Bảo hiểm Xã hội thành phố Hà Nội: Áp dụng công nghệ thông tin và rút gọn thủ tục cho khách hàng

(ĐHVO). Trong bối cảnh “Cách mạng Công nghệ 4.0” đang diễn ra với nhiều hứa hẹn, Bảo hiểm Xã hội thành phố Hà Nội đã và đang triển khai nhiều ứng dụng để rút gọn thủ tục và nâng cao chất lượng dịch vụ nhằm mang tới sự hài lòng nhất từ khách hàng.

Thách thức và cơ hội

Vượt qua nhiều khó khăn, áp lực, công tác cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) luôn được BHXH thành phố Hà Nội chú trọng chỉ đạo thực hiện trong các năm gần đây, đem lại hiệu quả thiết thực tới người dân, doanh nghiệp trên địa bàn. Cụ thể, cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng CNTT được triển khai đa dạng ở nhiều khâu, mảng nghiệp vụ khác nhau.

Trụ sở Bảo hiểm Xã hội thành phố Hà Nội.

Tính đến tháng 01, 02/2020 Bảo hiểm Xã hội thành phố Hà Nội đã thực hiện chi trả lương hưu trợ cấp BHXH cho 574.221 đối tượng với số tiền 5.523,7 tỷ đồng. Chi quà Tết Nguyên đán của 535.943 cán bộ hưu với số tiền 160,6 tỷ đồng đảm bảo an toàn, chính xác.

Hiện nay, 100% thủ tục hành chính của các tổ chức, cá nhân liên quan đến BHXH, BHYT, BHTN đều đã thực hiện tiếp nhận hồ sơ qua hệ thống một cửa điện tử của BHXH TP và 30 quận, huyện trực thuộc. Ứng dụng CNTT đáp ứng nhu cầu tiếp nhận hồ sơ từ 3 nguồn đầu vào: Nộp hồ sơ trực tiếp tại bộ phận một cửa, nộp hồ sơ qua giao dịch điện tử, nộp hồ sơ qua hệ thống bưu điện.

Từ năm 2012, BHXH được UBND TP đầu tư hệ thống CNTT, xây dựng phần mềm “một cửa điện tử”, tạo chuyển biến rõ rệt trong việc giải quyết các hồ sơ về BHXH, BHYT, giảm thiểu được tỷ lệ giải quyết hồ sơ chậm, không còn tình trạng thất lạc; xác định rõ trách nhiệm của từng công chức, viên chức trong từng khâu nghiệp vụ.

Hệ thống CNTT, phần mềm “một cửa điện tử” của BHXH TP.Hà Nội.

Là đơn vị đầu tiên triển khai mô hình giao dịch điện tử trong hệ thống BHXH Việt Nam, BHXH TP. Hà Nội đẩy mạnh triển khai thực hiện giao dịch hồ sơ điện tử với 13 thủ tục hành chính, tập trung trong lĩnh vực thu BHXH, BHYT, BHTN và lĩnh vực cấp sổ BHXH, thẻ BHYT. Từ việc thực hiện giao dịch hồ sơ điện tử đã tiết giảm được chi phí hành chính cho các đơn vị sử dụng lao động như chi phí đi lại để nộp và nhận hồ sơ, chi phí giấy tờ… và cũng tạo điều kiện cho cán bộ, viên chức cơ quan BHXH tập trung vào công tác chuyên môn giải quyết các thủ tục hành chính nhanh hơn.

Những đột phá trong ứng dụng CNTT

Từ năm 2016, BHXH Thành phố phối hợp với Bưu điện Hà Nội triển khai thực hiện việc tiếp nhận và kết quả thủ tục hành chính qua hệ thống bưu chính; xây dựng kết nối liên thông giữa hệ thống quản lý bưu phẩm của Bưu điện với hệ thống tiếp nhận và trả kết quả “một cửa điện tử” của BHXH Thành phố. Các đơn vị sử dụng lao động chỉ cần chuyển và nhận kết quả hồ sơ có thể lựa chọn các hình thức: Gọi điện thoại, khai báo qua website của bưu điện Hà Nội.

Buổi làm việc của Thành Ủy Hà Nội làm việc với BHXH TP.Hà Nội theo chương trình 08-CTr/TU ngày 11/09/2019.

Sau tiếp nhận, toàn bộ thông tin tiếp nhận, biên bản giao nhận, được chuyển đến bộ phận “một cửa” của BHXH quận, huyện, thị xã theo địa giới hành chính để giải quyết. Năm 2019, mô hình kết nối liên thông giữa hệ thống quản lý bưu phẩm của Bưu điện với hệ thống tiếp nhận và trả kết quả “một cửa điện tử” của BHXH Thành phố đã được BHXH Việt Nam triển khai trong toàn quốc.

Với vai trò là đơn vị được BHXH Việt Nam giao thực hiện thí điểm và hoàn thiện hệ thống phần mềm tiếp nhận và giám định BHYT trước khi triển khai toàn quốc, đến nay tại Hà Nội, 100% cơ sở, tương ứng 695 cơ sở khám, chữa bệnh BHYT trên địa bàn thành phố thực hiện kết nối và chuyển số liệu thanh toán viện phí BHYT hàng ngày lên cổng tiếp nhận của hệ thống thông tin giám định BHYT. Bảo đảm việc thanh toán chi phí khám, chữa bệnh BHYT nhanh gọn, chính xác. Thống kê, kiểm soát được các trường hợp như: Bệnh nhân khám nhiều lần trong ngày, chi phí cao, chụp nhiều XQ, CT, sử dụng thuốc và vật tư y tế…

Thí điểm việc kết nối thành công với ngân hàng việc thu, đóng tiền BHXH, BHYT: Năm 2018, BHXH TP cùng với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Bắc Hà Nội thực hiện xây dựng cổng kết nối thanh toán giữa hệ thống tài khoản ngân hàng của Văn phòng BHXH thành phố Hà Nội mở tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thônchi nhánh Bắc Hà Nội với hệ thống thanh toán của BHXH Thành phố.

Khi doanh nghiệp, đơn vị, cơ quan, tổ chức đóng tiền thu BHXH, BHYT, BHTN qua ngân hàng, đồng thời được cập nhật vào hệ thống thanh toán của cơ quan BHXH. Việc triển khai kết nối đã giúp rút ngắn thời gian, tiết kiệm nhân lực, phục vụ kịp thời cho công tác tổng hợp số liệu thu, nợ BHXH, BHYT, BHTN và tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị sử dụng lao động trong việc đóng, nộp tiền tham gia BHXH, BHYT, BHTN của người lao động thông qua hệ thống các ngân hàng.

Trên cơ sở kết quả triển khai tại Hà Nội, năm 2019, BHXH Việt Nam đang chỉ đạo triển khai trong toàn quốc cổng thanh toán với hệ thống Ngân hàng thương mại: Agribank, Vietcombank, Vietinbank. BIDV, Liên Việt Post Bank, MB Bank…

Ứng dụng CNTT trong kiểm soát thanh toán ốm đau, thai sản bằng việc triển khai kết nối giữa phần mềm xét duyệt các chế độ ngắn hạn với hệ thống quản lý thu TST và hệ thống thông tin giám định để kiểm soát bệnh nhân được giải quyết chế độ ốm đau, thai sản, xác định bệnh nhân có đi khám, chữa bệnh không; có được cấp thẻ BHYT trẻ em dưới 6 tuổi không;… Qua đó, kiểm soát chặt chẽ hơn, nhằm ngăn chặn tình trạng lạm dụng, gây thất thoát quỹ ốm đau, thai sản.

Đến nay, BHXH Thành phố đã thực hiện thủ tục liên thông cấp thẻ BHYT cho trẻ em dưới 6 tuổi tại BHXH của 30 quận, huyện, thị xã bằng hình thức giao dịch hồ sơ điện tử và chuyển kết quả qua dịch vụ bưu chính. Rút ngắn thời gian cấp thẻ BHYT cho trẻ em dưới 6 tuổi từ 7 ngày theo quy định xuống còn dưới 2 ngày đối với địa bàn quận và dưới 3 ngày đối với địa bàn huyện. Đến nay, duy nhất Hà Nội thực hiện được thủ tục hành chính liên thông theo Thông tư 05.

Với các biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin, cải cách thủ tục hành chính nói trên, tỷ lệ hồ sơ giải quyết đúng hạn của BHXH TP Hà Nội từng bước tăng lên qua các năm; từ 90,61% năm 2016, đến tháng 7/2016 là 97,47%. Kết quả chỉ số mức độ hài lòng của tổ chức, cá nhân đối với hệ thống BHXH TP (SIPAS) được cải thiện, tăng lên: chỉ số SIPAS năm 2017 đạt 86,71%; chỉ số SIPAS năm 2018 đạt 90,12% (mức chung của TP. Hà Nội là khoảng 83%).

Trung Hiếu.

 

Bài viết liên quan

Picture1

SỐ HÓA, CHUYỂN ĐỔI SỐ – CƠ HỘI ĐẾN VỚI MỌI NGƯỜI

Picture4

MobiEdu nâng tầm công nghệ mở rộng quy mô, hỗ trợ giảng dạy thông minh

securitybanking2-15787126602111762582207-crop-1578712665780534276090-1712514910683607060654

Thủ tướng yêu cầu tăng cường bảo đảm an toàn thông tin mạng

Anh 1 VTT-Globus

TV360 BẮT TAY GLOBUS ACCESS PHÁT TRIỂN TV360 TẠI THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ

Anh 2 ky Radware 2 (1)

VIETTEL THAM GIA HỆ THỐNG GIÁM SÁT TOÀN CẦU VỀ AN NINH MẠNG RADWARE

Anh 1 (1)

VIETTEL LÀ NHÀ KHAI THÁC VIỆT NAM DUY NHẤT THAM GIA SÁNG KIẾN CỔNG MỞ CỦA HIỆP HỘI DI ĐỘNG TOÀN CẦU

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang