Báo cáo Tổng kết 6 năm thực hiện Luật báo chí gắn với 10 điều quy định đạo đức nghề nghiệp của người làm báo Việt Nam, quy tắc sử dụng mạng xã hội của người làm báo Việt Nam

(ĐHVO). Chiều ngày 17/11, tại TP. Hoà Bình, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức Hội nghị Tổng kết 06 năm thực hiện Luật Báo chí 2016 gắn với 10 Điều quy định về đạo đức nghề nghiệp của người làm báo Việt Nam, quy tắc sử dụng MXH của người làm báo Việt Nam cho các cấp Hội, các cơ quan báo chí với sự tham dự của các Liên Chi hội, chi hội trực thuộc và 25 Hội Nhà báo các tỉnh miền Bắc.

 

Tham dự hội nghị, có sự tham gia của lãnh đạo Hội Nhà báo Việt Nam, đại diện Hội Nhà báo các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc, các Liên chi hội, chi hội nhà báo trực thuộc Trung ương.

Sau 6 năm đi vào thực hiện trên thực tiễn, Luật báo chí 2016 đã nhận được nhiều đánh giá tích cực từ những người làm báo và toàn xã hội, đồng thời, với nhiều quy định mới tiến bộ, đã tạo hành lang pháp lý quan trọng cho báo chí cách mạng Việt Nam tiếp tục phát triển bền vững, và là chỗ dựa của những người làm báo để thực hiện nhiệm vụ chính trị, phục vụ xã hội và nhân dân tốt hơn.

Kể từ thời điểm thi hành Luật Báo chí 2016, gắn với 10 Điều quy định đạo đức nghề nghiệp người làm báo Việt Nam, báo chí đã có những bước phát triển mạnh mẽ về số lượng cũng như chất lượng. Tính đến thời điểm hiện tại, Hội Nhà báo Việt Nam có tổng số hội viên là 24.900 hội viên sinh hoạt tại 301 tổ chức hội, trong đó có 63 Hội Nhà báo tỉnh, thành phố, 20 Liên chi hội và 218 chi hội trực thuộc Trung ương; với đội ngũ người làm báo trong sáng về đạo đức, tinh thông về nghiệp vụ, lao động cần cù, sẵn sàng hi sinh, cống hiến vì lợi ích của nhân dân, của đất nước.

Bên cạnh những kết quả đạt được, thực tế hoạt động báo chí vẫn còn tồn tại một số hạn chế, bất cập như một số cơ quan báo chí không thực hiện đúng tôn chỉ mục đích, thông tin sai sự thật, thổi phồng, bóp méo sự thật có chiều hướng ngày càng tăng; xuất hiện hiện tượng tiêu cực trong hoạt động báo chí với nhiều cách thức tinh vi, đối phó với các biện pháp quản lý của các cơ quan chức năng nhằm mục đích tống tiền hoặc vì động cơ không trong sáng khác; hiện tượng nhà báo – hội viên khai thác, sử dụng mạng xã hội cho những mục đích phi nghề nghiệp, hành xử, phát ngôn thiếu chuẩn mực, vi phạm quy chuẩn đạo đức và thậm chí là vi phạm pháp luật…

Trước những tồn tại, bất cập đó đòi hỏi cần sửa đổi toàn diện Luật báo chí nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển báo chí trong giai đoạn tới. Đặc biệt, cần phải cập nhật, sửa đổi, bổ sung kịp thời 10 Điều quy định đạo đức nghề nghiệp, Quy tắc sử dụng mạng xã hội, giúp hội viên – nhà báo xác định rõ hơn nghĩa vụ và trách nhiệm xã hội khi tác nghiệp cũng như tham gia mạng xã hội; xử lý vi phạm đạo đức nghề nghiệp người làm báo các cấp tham chiếu, làm cơ sở xử lý những sai phạm trong thực tiễn.

Thông qua việc trao đổi, đi sâu phân tích những vấn đề còn tồn tại trong chính sách pháp luật về báo chí và những khó khăn vướng mắc trong việc thực hiện Quy định đạo đức nghề nghiệp người làm báo, các hội viên Hội nhà báo đã kịp thời đưa ra những kiến nghị, đề xuất các giải pháp cụ thể, từ đó phát huy tốt hơn thành tựu, khắc phục chấn chỉnh những tồn tại, hạn chế, góp phần xây dựng môi trường báo chí lành mạnh, tích cực, mỗi người làm báo luôn giữ “tâm sáng, lòng trong, bút sắc”.

Hồng Liên

Bài viết liên quan

THÔNG CÁO BÁO CHÍ

Picture2

Nam Định: Ngành công nghiệp công nghệ cao ghi nhận năng lực mớ

Picture1

HỘI NGHỊ TẬP HUẤN VÀ TRAO ĐỔI, CHIA SẺ KINH NGHIỆM VỀ CÔNG TÁC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT

vn lsu 1

40 năm rực rỡ – Liên hoan văn nghệ Luật sư Hà Nội

clip_image001

NHẬN THƯƠNG YÊU ĐỂ SẺ CHIA THƯƠNG YÊU

Thạc sĩ Phạm Văn Hưng, hiệu trưởng Trường nuôi dạy trẻ em khiếm thị Hải Phòng đọc diễn văn khai giảng năm học mới.

Lễ khai giảng tại Trường Nuôi dạy trẻ em khiếm thị Hải Phòng

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang