Bắc Ninh: Ban hành kế hoạch trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2021 – 2030

Mục đích của Kế hoạch nhằm xây dựng và tổ chức thực hiện có hiệu quả các chương trình, đề án, hoạt động chăm sóc, trợ giúp NKT. Đồng thời, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, tạo sự chuyển biến sâu sắc về nhận thức, trách nhiệm của các ngành, các cấp, các tầng lớp nhân dân, cộng đồng, trách nhiệm của xã hội về công tác NKT.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh Vương Quốc Tuấn vừa ký ban hành Kế hoạch số 516/KH-UBND về thực hiện Chương trình trợ giúp người khuyết tật (NKT) trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2021 – 2030.

Bắc Ninh: Ban hành kế hoạch trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2021 - 2030 - Ảnh 1.

Trao tặng xe lăn hỗ trợ người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh (ảnh MH).

Theo kế hoạch, mục tiêu cụ thể giai đoạn 2021 – 2025, hàng năm 90% số NKT được tiếp cận với các dịch vụ y tế dưới các hình thức khác nhau; 100% NKT được vay vốn với lãi suất ưu đãi khi có nhu cầu và đủ điều kiện được vay vốn; 100% xã, phường, thị trấn có tổ chức của NKT. Trong giai đoạn 2026 – 2030, 90% trẻ em khuyết tật ở độ tuổi mầm non và phổ thông được tiếp cận giáo dục; 100% công trình xây mới và 50% công trình cũ là trụ sở làm việc của cơ quan, nhà nước, nhà ga, bến xe, bến tàu, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh… đảm bảo điều kiện tiếp cận với NKT…

Chương trình sẽ triển khai các hoạt động chủ yếu như: Trợ giúp y tế; trợ giúp giáo dục; trợ giúp giáo dục nghề nghiệp, tạo việc làm và hỗ trợ sinh kế; trợ giúp pháp lý. Đồng thời, hỗ trợ NKT trong các hoạt động văn hoá, thể thao và du lịch; phòng chống dịch bệnh và giảm nhẹ thiên tai; trợ giúp phụ nữ khuyết tật; hỗ trợ NKT sống độc lập và hòa nhập cộng đồng…

Cùng với đó, tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật của Nhà nước về trợ giúp NKT và các vấn đề liên quan; đẩy mạnh xã hội hóa công tác trợ giúp NKT. Tiến hành khảo sát tình trạng NKT trên địa bàn tỉnh, xây dựng cơ sở dữ liệu về NKT; đảm bảo các điều kiện vật chất hỗ trợ NKT; tạo điều kiện cho NKT tiếp cận với các chương trình an sinh xã hội và chương trình giảm nghèo…

UBND tỉnh giao Sở LĐ-TB&XH là cơ quan thường trực, chủ trì, phối hợp các sở, ban, ngành và các địa phương thực hiện việc tuyên truyền, phổ biến nội dung kế hoạch và các quy định của pháp luật về NKT. Tổ chức dạy nghề, tạo việc làm, nâng cao nhận thức, năng lực chăm sóc và hỗ trợ NKT; có chính sách ưu tiên cho các doanh nghiệp hỗ trợ việc làm cho lao động là NKT; hỗ trợ vốn vay từ chương trình giảm nghèo cho những NKT có khả năng lao động để sản xuất kinh doanh, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống.

Nguồn Báo Dân sinh

Bài viết liên quan

THÔNG CÁO BÁO CHÍ

Picture2

Nam Định: Ngành công nghiệp công nghệ cao ghi nhận năng lực mớ

Picture1

HỘI NGHỊ TẬP HUẤN VÀ TRAO ĐỔI, CHIA SẺ KINH NGHIỆM VỀ CÔNG TÁC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT

vn lsu 1

40 năm rực rỡ – Liên hoan văn nghệ Luật sư Hà Nội

clip_image001

NHẬN THƯƠNG YÊU ĐỂ SẺ CHIA THƯƠNG YÊU

Thạc sĩ Phạm Văn Hưng, hiệu trưởng Trường nuôi dạy trẻ em khiếm thị Hải Phòng đọc diễn văn khai giảng năm học mới.

Lễ khai giảng tại Trường Nuôi dạy trẻ em khiếm thị Hải Phòng

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang