Bạc Liêu: Nhiều chương trình đặc sắc tại Tuần Văn hóa – Du lịch 2019

(DHVO). Tối ngày 20/11/2019, tại Quảng trường Hùng Vương tỉnh Bạc Liêu, UBND tỉnh Bạc Liêu đã tổ chức lễ khai mạc Tuần Văn hóa – Du lịch Bạc Liêu 2019 và Chương trình nghệ thuật “Dạ cổ hoài lang với các miền di sản”. Chương trình lần này đã thu hút gần 1.000 nghệ sĩ, nghệ nhân, diễn viên của 19 tỉnh, thành phố trên cả nước tham gia. Dự kiến Tuần Văn hoá năm này sẽ đón hơn 20 ngàn lượt du khách trong nước quốc tế đến tham quan, trải nghiệm.

Theo đó, Tuần Văn hóa – Du lịch Bạc Liêu 2019 lần đầu tiên được tổ chức gắn với sự kiện kỷ niệm 100 năm ra đời bản Dạ cổ hoài lang của cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu, 100 năm hình thành kiến trúc nghệ thuật Nhà Công tử Bạc Liêu với nhiều hoạt động văn hóa, du lịch đa dạng và phong phú.

Tuan-du-lich-2019-DHVO

Thứ trưởng Lê Quang Tùng và các đại biểu cắt băng khai mạc Không gian các miền di sản và…

Phát biểu tại lễ khai mạc, ông Dương Thành Trung – Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu cho biết, điểm nổi bật của sự kiện là chương trình kết hợp chặt chẽ giữa văn hóa với du lịch, trong đó vừa tôn vinh giá trị văn hóa của bản Dạ cổ hoài lang ra đời cách đây đúng 100 năm. Đồng thời, nhằm bảo tồn và lan tỏa giá trị của nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ đã được UNESCO vinh danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Cùng với đó, trong Tuần lễ Văn hoá có chuỗi hoạt động kết hợp quảng bá cho du lịch Bạc Liêu thông qua hình ảnh của chàng Công tử Bạc Liêu hào hoa, phóng khoáng, đậm chất nghĩa tình Nam Bộ gắn với hình ảnh ngôi “Nhà lớn” của Đại điền chủ Trần Trinh Trạch được hình thành cách đây 100 năm, từng nổi tiếng khắp Nam kỳ lục tỉnh. Song song đó, giới thiệu và quảng bá các nét đặc sắc về văn hóa, du lịch của tỉnh nhà đến với bạn bè trong nước và quốc tế, tạo điều kiện cho các địa phương gặp gỡ giao lưu về văn hóa gắn với thúc đẩy phát triển du lịch. Ngoài ra, để kết nối, hợp tác xúc tiến đầu tư, tăng cường kết nối tour, tuyến thu hút du khách… Góp phần phát triển kinh tế – xã hội của các địa phương trong thời gian tới, nhất là giữa TP.HCM và 13 tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL.

Tuan-du-lich-2019-DHVO

Trong Tuần Văn hóa – Du lịch Bạc Liêu lần này, đã hội tụ của nhiều di sản văn hóa phi vật thể khắp cả nước đã được UNESCO vinh danh. Cụ thể, có Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên đến từ tỉnh Đắk Lắk; Nghệ thuật Bài chòi Trung Bộ đến từ tỉnh Quảng Nam; Dân ca Quan họ Bắc Ninh; Hát Xoan đến từ tỉnh Phú Thọ; Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt đến từ tỉnh Nam Định…Đặc biệt, chương trình Đờn ca tài tử Nam Bộ do các tỉnh Ninh Thuận, Long An, Bạc Liêu đồng biểu diễn.

Cũng tại lễ khai mạc, ông  Lê Quang Tùng – Thứ trưởng Bộ VHTTL cho biết, du lịch Việt Nam có nhiều lợi thế và tiềm năng để phát triển mạnh mẽ. Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) xếp Chỉ số cạnh tranh du lịch năm 2019 của Việt Nam đứng thứ 29 trên toàn cầu (trong 140 quốc gia) về số lượng và sự hấp dẫn của tài nguyên, du lịch (tăng 3 bậc so với năm 2017), và xếp thứ 2 trong khu vực Đông Nam Á. Đặc biệt, Việt Nam đứng hàng đầu trong các quốc gia khu vực Đông Nam Á với 20 di sản văn hóa vật thể và phi vật thể đã được UNESCO vinh danh. Thời gian qua, du lịch nước ta đã có bước phát triển vượt bậc theo hướng trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, được Tổ chức Du lịch thế giới xếp hạng thứ 6 trong số 10 quốc gia đạt tốc độ tăng trưởng khách du lịch hàng đầu thế giới. Mới đây, lễ trao giải thưởng Du lịch thế giới (WTA) năm 2019 đã bình chọn Việt Nam là điểm đến du lịch, văn hóa và ẩm thực hàng đầu châu Á. Do vậy, Tuần lễ Văn hoá năm 2019 còn là cơ hội thuận lợi để du lịch Việt Nam nói chung và vùng đồng bằng sông Cửu Long, trong đó có du lịch Bạc Liêu bứt phá phát triển.

Điển hình, du lịch Bạc Liêu thời gian qua phát triển tương đối tốt so với  nhiều địa phương trong vùng, tổng thu từ khách du lịch rất cao, đạt 1.600 tỉ đồng. Tuy nhiên, để phát triển tương xứng với tiềm năng, Bạc Liêu cần đẩy mạnh liên kết, hợp tác với các địa phương trong và ngoài vùng, đặc biệt là với TP. HCM – trung tâm phân phối khách, đồng thời là thị trường nguồn khách nội địa hàng đầu của cả nước. Ngoài ra, chương trình hợp tác liên kết phát triển du lịch giữa TP.HCM với 13 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long triển khai sẽ góp phần thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển du lịch của vùng sông nước miền Tây Nam Bộ, Thứ trưởng Bộ VHTTL cho biết thêm.

Theo ông Lê Quang Tùng – Thứ trưởng Bộ VHTTL đã Đánh giá cao những kết quả đạt được cũng như sự chủ động của tỉnh nhà trong việc tổ chức Tuần Văn hóa – Du lịch với sáng kiến kết nối các tỉnh – thành phố trong không gian “Hội tụ miền di sản” đã được UNESCO vinh danh nhằm tăng cường giới thiệu và quảng bá hình ảnh về văn hóa, du lịch đến bạn bè trong nước và quốc tế; đồng thời giao lưu chia sẻ kinh nghiệm khai thác và phát huy giá trị của di sản văn hóa phục vụ phát triển du lịch. Mặc dù vậy, không những là nơi sản sinh ra bản Dạ cổ hoài lang nổi tiếng với 100 năm tuổi, Bạc Liêu còn là một trong những cái nôi của Đờn ca tài tử Nam bộ đã được UNESCO vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại; cùng với hệ thống di tích, kho tàng văn hóa… là nguồn tài nguyên du lịch văn hóa vô giá làm nên tiềm năng và thế mạnh để Bạc Liêu đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Bộ VHTTDL sẽ phối hợp chặt chẽ với địa phương để triển khai hiệu quả các chương trình bảo tồn và phát huy giá trị các di tích, di sản văn hóa, cảnh quan môi trường, nếp sống văn minh để tạo tiền đề cho du lịch phát triển bền vững.

Minh Sơn – Thanh Phong – Văn Nhạn

Bài viết liên quan

Thạc sĩ Phạm Văn Hưng, hiệu trưởng Trường nuôi dạy trẻ em khiếm thị Hải Phòng đọc diễn văn khai giảng năm học mới.

Lễ khai giảng tại Trường Nuôi dạy trẻ em khiếm thị Hải Phòng

Hình ảnh tại chương trình

Nam Định: Trao học bổng cho học sinh vượt khó

bí thư tỉnh ủy

Nam Định: Công bố quyết định thành lập Đảng bộ thành phố và Đảng bộ các phường sau sáp nhập

Hình ảnh minh họa (nguồn internet)

Nam Định: Chấn chỉnh công tác đấu giá quyền sử dụng đất

Bảo hiểm thương tật, cứu cánh cho người lao động nếu không may tai nạn

Picture1

HOA ĐÀO NỞ MUỘN

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang